-->

Tư vấn pháp luật: Sau khi ly hôn chồng và các con có được chia tài sản?

Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân...

Hỏi: Chúng em sống với nhau không có hạnh phúc nên tụi em muốn được ly hôn. Cha mẹ vợ mất sớm có để lại mảnh đất và trên mảnh đất đó là do tên của ba mẹ vợ em đứng tên trên bàng khoáng và 2 vợ chồng em có làm ăn trên mảnh đất đó.Một thời gian được khoảng 4 năm thì sau đó 5 anh chị làm ăn ở xa về thấy chúng em làm ăn khắm khá, nên đòi thỏa thuận chia mảnh đất ra làm 5 nhưng khi chia thì mỗi người được có 9m chiều ngang và chiều dài 31m. Tụi em đã cất sang phần đất của anh chị được chia cho nên chúng em mới bỏ tiền ra mua thêm chiều ngang là 7m và dài 31m với giá là 700 triệu đồng.Do em nghĩ là sẽ không có chuyện ly hôn nên em đã gộp vào với phần đất mà vợ em được chia và cho 1 mình vợ em đứng tên trên bàng khoáng đất nhưng bây giờ vợ em muốn ly hôn và chiếm hết phần đất mà tụi em đã bỏ ra mua , do lúc đó em mua bằng miệng nên khôngcó giấy tờ ,em không có bằng chứng, chứng minh là 2 vợ chồng em đã mua lại mảnh đất đó và vợ em ngoài bằng chứng là đất đó là do ba mẹ vợ đứng tên thì không còn bằng chứng nào khác cả. tính đến thời điểm này là 2 vợ chồng em chung sống và làm ăn trên mảnh đất đó hơn 9 năm rồi và đã nâng nền trên mảnh đất đó ít nhất là 4 lần. Vậy cho em hỏi sau khi ly hôn phần đất đó em có được chia không và các con em có được hưởng phần nào không? (Nguyễn Hoa - Hà Nội)

>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nguyễn Đại Hải - Tổ tư vấn pháp luật hôn nhân và gia đình của Công ty Luật TNHH Everest - Trả lời:

Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:

"Điều33. Tài sản chung của vợ chồng:1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung".
"Điều 34. Đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với tài sản chung:1. Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng thì giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng phải ghi tên cả hai vợ chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.2. Trong trường hợp giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng tài sản chỉ ghi tên một bên vợ hoặc chồng thì giao dịch liên quan đến tài sản này được thực hiện theo quy định tại Điều 26 của Luật này; nếu có tranh chấp về tài sản đó thì được giải quyết theo quy định tại khoản 3 Điều 33 của Luật này".
"Điều 59. Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn:1. Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này.Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này để giải quyết.2. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.3. Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.4. Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này.Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.5. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.6. Tòa án nhân dân tối cao chủ trì phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp hướng dẫn Điều này".

Để bảo vệ quyền lợi chính đáng của các bên, Pháp luật có quy định cụ thể tại Khoản 3 Điều 27 Luật hôn nhân và gia đình và Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn việc áp dụng Luật Hôn nhân và gia đình thì có quy định: trong trường hợp tài sản do vợ, chồng có được trong thời kỳ hôn nhân mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, nhưng trong giấy chứng nhận quyền sở hữu chỉ ghi tên của vợ hoặc chồng, nếu không có tranh chấp thì đó là tài sản chung của vợ chồng; nếu có tranh chấp là tài sản riêng thì người có tên trong giấy chứng nhận quyền sở hữu phải chứng minh được tài sản này do được thừa kế riêng, được tặng riêng trong thời kỳ hôn nhân hoặc tài sản này có được từ nguồn tài sản riêng...

Như vậy, trường hợp của bạn do bạn nghĩsẽ không có chuyện ly hôn nênđã gộp vào với phần đất mà vợ bạnđược chia và cho 1 mình vợđứng tên trên bàng khoáng đất nhưng bây giờ vợ bạnmuốn ly hôn và chiếm hết phần đất mà hai bạnđã bỏ ra mua , do lúc đó bạnmua bằng miệng nên khôngcó giấy tờ ,không có bằng chứng, chứng minh là 2 vợ chồng đã mua lại mảnh đất đó và vợ bạnngoài bằng chứng là đất đó là do ba mẹ vợ đứng tên thì không còn bằng chứng nào khác cả. tính đến thời điểm này là 2 vợ chồng em chung sống và làm ăn trên mảnh đất đó hơn 9 năm rồi và đã nâng nền trên mảnh đất đó ít nhất là 4 lần,sau khi ly hôn phần đất đó bạncó được chia hay không là do hai vợ chồng bạn thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì có thể yêu cầu tòa án xác minh việc phân chia tài sản theo quy định của pháp luật, và các con của bạn sẽ được hưởng theo quy định của pháp luật thừa kế.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật hôn nhân và gia đình mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.