-->

Tư vấn pháp luật: Quyền yêu cầu tòa án hạn chế quyền thăm nom

Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

Hỏi: Tôi và chồng sắp ly hôn và chỉ đợi quyết định của tòa án. Tôi là người đệ đơn và chỉ xin quyền nuôi con trai, cháu 6 tuổi. Trên tòa đồng ý cho tôi quyền nuôi con và thỏa thuận là chồng tôi sẽ đón con tôi hai ngày thứ 7 và chủ nhật.Tuy nhiên tôi thì chỉ muốn chồng tôi đón trong ngày (có thể chấp nhận hai ngày một ngày trong tuần và một ngày cuối tuần) không muốn cho cháu ngủ qua đêm bên nhà chồng (tất nhiên có 1 số lý do không tiện nói). Xin hỏi luật sư có cách nào thực hiện được việc đấy không? (Nguyễn Hoa - Hà Nội)

>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nguyễn Đại Hải - Tổ tư vấn pháp luật hôn nhân và gia đình của Công ty Luật TNHH Everest - Trả lời:

Theo quy định tại Điều 82, của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014:
“1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó”.
Khi tòa án giải quyết việc ly hôn của vợ chồng bạn, nếu chồng bạn là người không trực tiếp nuôi con nhưng có quyền đượcthăm nom con mà không ai được cản trở. Tuy nhiên nếu bạn không muốn cho con ngủ qua đêm bên nhà chồng và việc thăm nom của chồng bạn quá thường xuyền gây ảnh hưởng đến cuộc sống cũng như sinh hoạt của hai mẹ con,bạn có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó dựa vào căn cứ lợi dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con căn cứ vào Khoản 3 Điều 82 Luật hôn nhân và gia đình 2014:
3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó”.

Bạn hoàn toàn có quyền đưa con ra nước ngoài tuy nhiên bạn phải chứng minh được việc đưa con ra nước ngoài vẫn hoàn toàn đảm bảo việc chăm sóc, nuôi dưỡng và phát triển tốt cho con bạn và hoàn toàn không ngăn cản việc thăm nom con của chồng bạn. Thậm chí theo quy định tại Khoản 1 Điều 83 Luật hôn nhân và gia đình 2014:“1. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 82 của Luật này; yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình tôn trọng quyền được nuôi con của mình”.
Bạn còn có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình tôn trọng quyền được nuôi con của mình. Chồng bạn chỉ có quyền yêu cầu Tòa án thay đổi quyền nuôi con nếu như chứng minh được bạn-người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
Sau khi ly hôn, cha của con bạn là người không trực tiếp nuôi con nhưng có nghĩa vụ cấp dưỡng, do đó trước khi ra nước ngoài bạn có thể thỏa thuận với cha của con bạn về phương thức hưởng cấp dưỡng và thỏa thuận về việc thăm nom của cha của con bạn khi bạn ra nước ngoài.

Khuyến nghị:
  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật hôn nhân và gia đình mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.