Công ty Luật TNHH Everest tư vấn trường hợp người nước ngoài góp vốn vào công ty TNHH.
Hỏi:Hiện tại em đang làm cho 1 công ty việt nam, là công ty TNHH MTV, là công ty Sản Xuất. Bây giờ công ty em có 1 vài vấn đề:
1/ Công ty em muốn chuyển đổi Thành Công ty TNHH 2TV: Trong đó sẽ có 1 Người Việt Nam và 1 người nước ngoài, hiện tại vốn đầu tư là của người Việt Nam. Em muốn hỏi để thêm người Nước ngoài vào công ty thì em nên: Để người nước ngoài góp thêm vốn vào hay Người Việt Nam chuyển nhượng 1 phần vốn điều lệ ? Phương án nào tốt hơn; Người nước ngoài, người việt nam chiếm bao nhiêu phần % vốn điều lệ của công ty để làm sao công ty TNHH 2TV vẫn là cty Việt Nam ?
2/ Công ty em hiện tại đang sản xuất và chuẩn bị thêm ngành nghề sản xuất mới: sản xuất chân cắm sạc pin điện thoại. Đó là dập các miếng kim loại thành "Chân pin" rồi đem bán cho các công ty làm sạc điện thoại đi động. Cho em hỏi ngành nghề này thuộc mã ngành nghề nào để em có thể đăng ký giấy phép kinh doanh được ạ? (Trần Ngọc - Vĩnh Long)
1. Công ty bạn muốnchuyển đổi loại hình doanh nghiệp từ công ty TNHH MTV sang TNHH 2 TV trở lên và trong đó thành viên mới tiếp nhận sẽ là nhà đầu tư nước ngoài nên bạn có thểthực hiện theo 2 cách mà bạn mong muốn thông quaviệc chuyển đổi mộtphần vốn góp của chủ sở hữu công ty TNHH 1 TVcho nhà đầu tư nước ngoài sau đó chuyển đổi thành công ty TNHH 2 TV trở lêntheo quyết định của chủ sở hữu công ty theo điểm h khoản 1 Điều 75 Luật doanh nghiệp 2014:
"1. Chủ sở hữu công ty là tổ chức có các quyền sau đây:
h) Quyết định tăng vốn điều lệ của công ty; chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốnđiềulệ của công ty cho tổ chức, cá nhân khác;".
Hoặc tiếp nhận thêm vốn góp mớicủa nhà đầu tư nước ngoài và trở thành công ty TNHH 2 TV trở lên mà không cần phải chuyển nhượng 1 phần vốn góp của chủ sở hữu công ty cho nhà đầu tư nước ngoài đó .
Vấn đề chọ cách chuyển đổi loại hình doanh nghiệp nào tốt hơn sẽ phụ thuộc vào nhu cầu thực tế của công ty bạncũng như quy định định trong Điều lệ của công ty bạn về việc chuyển nhượng phần vốn góp của chủ sở hữu công ty ra sao, có bị hạn chế hay không, nếu bị hạn chế thì nên chọn cách cho nhà đầu tư nước ngoài góp thêm vốn như vậy sẽ vẫn có thể chuyển đổi được loại hình công ty trong khi không vướng phải nhiều điều kiện từ phía quy định của Điều lệ công ty.
- Vấn đề nhà đầu tư nước ngoài chiếm bao nhiêu phần trăm vốn góp trong công ty bạn sẽ phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh của công ty bạn có phải là ngành nghề có điều kiện hạn chế tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài vào công ty Việt Nam hay không. Nhưng do bạn không nói cụ thể ngành nghề kinh doanh ngành nghề gìnên chúng tôi không thể tư vấn chính xác cho bạn được, bạn cần căn cứ điều kiện cụ thể để có được câu trả lời chính xác nhất. Và vấn đề nhà đầu tư nước ngoài góp vốn vào công ty của bạn sẽ không làm thay đổi tư cách của công ty bạn là công ty (thương nhân Việt Nam) vì công ty bạn được thành lập và hoạt động hoàn toàn dựa vào pháp luật doanh nghiệp của Việt Nam. Hơn nữa,khoản 1 Điều 16 Luật thương mại 2005 thì : "Thương nhân nước ngoài là thương nhân đượcthành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nước ngoàihoặc được pháp luật nước ngoài công nhận".
2.Mã ngành nghề đăng ký kinh doanh
Căn cứ vào đặc điểm của ngành nghề mà bạn dự định kinh doanh là dập các miếng kim loại thành chân pịn nên bạn có thể chọn mã ngành 2591:
2591 - 25910: Rèn, dập, ép và cán kim loại; luyện bột kim loại
Nhóm này gồm:
- Rèn, dập, ép, cán kim loại;
- Luyện bột kim loại: sản xuất các sản phẩm kim loại trực tiếp từ bột kim loại bằng phương pháp nhiệt hoặc bằng áp lực.
Loại trừ: Sản xuất bột kim loại được phân vào nhóm 24100 (Sản xuất sắt, thép, gang), 24200 (Sản xuất kim loại màu và kim loại quý).
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật doanh nghiệp mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận