Những hành vi người sử dụng lao động không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động: 1. Giữ bản chính giấy tờ tuỳ thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động...
Hỏi: Khi em vào làm việc ở công ty A, phòng Hành chính- ngân sách(HSNS) yêu cầu đóng một số tiền 5 triệuđồng để ký quỹ do tính chất công việc có liên quan đến hàng hóa có giá trị lớn của công ty, và mỗi tháng trừ thêm 400.000 đồngcho đến khi đủ 10 triệuđồng. Tuy nhiên côngty có bắt làm cam kết làm việc với công ty 1năm, nếu không làm đủ thờigian đó sẽ không trả lại số tiền đã kỹ quỹ, em đã ký bản cam kết đó mặc dù chưa có ngày thử việc nào mà mới chỉ có 3 ngày học việc. Sau đó hơn một tuần em có kýHợp đồngthử việc 1 tháng, khi hết thời gian một tháng hợp đồng thử việc em được nhận vào làm chính thức. Sau hơn 1 tháng làm việc chính thức, phòng HCNS có đưa bản hợp đồng lao động (HĐLĐ) nhưng em chưa ký. Đến nay đã được 5 tháng nhận lương chính thức,nay em muốn nghỉ việc nên viết đơn xin nghỉ trước 30 ngày và phòng HCNS nói sẽ không thanh toán số tiền ký quỹ. Em xin hỏi công ty có vi phạm điều 20 bộ luật lao động hay không? (Minh Hằng - Hải Dương)
Luật gia Phạm Thị Mai Phương - Tổ tư vấn pháp luật lao động Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Với câu hỏi thứ nhất, Điều 20 Bộ luật lao động 2012 (BLLĐ) có quy định:
"Điều 20. Những hành vi người sử dụng lao động không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động:1. Giữ bản chính giấy tờ tuỳ thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động.2. Yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động."
Công ty A đã yêu cầu bạn đóng tiền ký quỹ tức là đã yêu cầu bạn phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền cho việc thực hiện hợp đồng lao đồng. Bởi lẽ, ký quỹ là một trong các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự được quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 318 Bộ luật dân sự.
Do đó, công ty A đã vi phạm khoản 2 Điều 20 Bộ luật lao động. Cam kết của bạn với công ty là một giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật (cụ thể là Điều 20 BLLĐ) được quy định tại Điều 128 Bộ luật dân sự 2005 (BLDS):
"Điều 128. Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội:Giao dịch dân sự có mục đích và nội dung vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội thì vô hiệu.Điều cấm của pháp luật là những quy định của pháp luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định.Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung giữa người với người trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng."
Với câu hỏi thứ 2, do cam kết của bạn với công ty A là vô hiệu và tại Điều 17 Bộ luật lao động có quy định:
"Điều 17. Nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động:1. Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực.2. Tự do giao kết hợp đồng lao động nhưng không được trái pháp luật, thỏa ước lao động tập thể và đạo đức xã hội."
Theo đó, bạn có quyền được tự nguyện và tự do giao kết hợp đồng lao động. Từ những phân tích trên, việc bạn chưa ký hợp đồng lao động không vi phạm Bộ luật lao động.
Kết luận:
Công ty bạn đã vi phạm Điều 20 Bộ luật lao động. Việc bạn chưa ký hợp đồng lao động không vi phạm luật lao động.
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật lao động mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận