Công ty Luật TNHH Everest tư vấn các trường hợp được đơn phương chấm dứt HĐLĐ.
Luật gia Phạm Thị Mai Phương - Tổ tư vấn pháp luật lao động Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Căn cứ quy định tại Điều 38 Bộ Luật Lao động năm 2012 :
“Điều 38. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động:1. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp sau đây:a) Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;b) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, đã điều trị 06 tháng liên tục, đối với người lao động làm theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.Khi sức khỏe của người lao động bình phục, thì người lao động được xem xét để tiếp tục giao kết hợp đồng lao động;c) Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy định của pháp luật, mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc;d) Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định tại Điều 33 của Bộ luật này2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước:a) Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn;b) Ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn;c) Ít nhất 03 ngày làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này và đối với hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng ”
Như vậy, Nếu người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt HĐLĐ theo quy định trên thì được coi là hợp pháp
Theo đó,
1. Về vai trò của tổ chức công đoàn
Căn cứ quy định tại khoản 1, 3 Điều 188 Bộ luật lao động về Vai trò của tổ chức công đoàn trong quan hệ lao động thì:
" 3. Ở những nơi chưa thành lập tổ chức công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở thực hiện trách nhiệm như quy định tại khoản 1 Điều này."
Như vậy, Trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo các điểm a,b và c nêu trên, người sử dụng lao động phải trao đổi, nhất trí với Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở.
2.Về trách nhiệm báo cáo:
Căn cứ quy định tại Điều 8 Nghị định số 03/2014/NĐ-CP chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về việc làm về trách nhiệm báo cáo thì:
" Điều 8. Báo cáo sử dụng lao động:1. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày bắt đầu hoạt động, người sử dụng lao động phải khai trình việc sử dụng lao động với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (đối với người sử dụng lao động thuộc khu công nghiệp) nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện.2. Định kỳ 06 tháng và hằng năm, người sử dụng lao động phải báo cáo tình hình thay đổi về lao động với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (đối với người sử dụng lao động thuộc khu công nghiệp) nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện.3. Định kỳ 06 tháng và hằng năm, doanh nghiệp cho thuê lại lao động phải báo cáo số lao động cho thuê lại với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện.4. Định kỳ 06 tháng và hằng năm, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm tổng hợp tình hình sử dụng và thay đổi về lao động trong các doanh nghiệp tại địa phương, báo cáo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.5. Định kỳ 06 tháng và hằng năm, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm tổng hợp tình hình sử dụng và thay đổi về lao động trong các doanh nghiệp tại địa phương, báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh."
Về việc xử lý hành vi vi phạm:
Căn cứ quy định tại Điều 25 Nghị định số 95/2013/NĐ-CP thì hành vi không báo cáo định kỳ thay đổi về lao động trong quá trình hoạt động với cơ quan nhà nước bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000đồng đến 1.000.000 đồng.
3. Như đã trình bày tại điểm a, khoản 1 Điều 38 Bộ luật lao động thì việc ngừoi lao động thường xuyên không hoàn thành công việc là căn cứ để người sử dụng lao động thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hợp pháp. Vì vậy
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật lao động mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận