Tư vấn luật thừa kế: Giả mạo chữ ký chiếm đoạt tài sản thừa kế ?

Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết

Hỏi: Cha mẹ tôi sinh ra được 10 người con, 4 nam chết 1 còn lại 3, 6 nữ chết 2 còn lại 4. Tôi con trai trưởng trong gia đình, ông bà nội, bà ngoại, cha mẹ ruột đều chết. Cha tôi và bà nội chết đi, đã để lại một căn nhà, do 2 người đều đứng tên chủ quyền, 2 người không để lại di chúc.Hai đứa em tôi tranh giành ở trong căn nhà này, từ ngày 5/7/1991 đến nay. Đúng ra là trai trưởng tôi có quyền ở trong căn nhà này để thắp nhang thờ cúng cha mẹ, ông bà, nhưng vì hai đứa em tôi nó ngang ngược, tôi không muôn đưa ra nhờ pháp luật phân xử, cũng chỉ vì sợ hang xóm chê cười, tôi đành phải ra ngoài thuê nhà để ở, với hoàn cảnh khó khăn, làm nghề tài xế chở mướn, chưa có khả năng mua nhà.

Gia đình tôi hầu hết chết vì bệnh già và bệnh ung thư, tôi chính là người gần gũi chăm sóc nhiều nhất, nhưng trong giờ phút cuối cùng của những người than đã ra đi, tôi mới được biết em trai tôi đã lừa mọi người trong gia đình, ký tên vào một tờ giấy trắng với lý do xin phép xây dựng sửa chữa nhà cửa, còn một mặt giấy bên kia tiếp theo thì nó làm gì để qua mặt được pháp luật thì mọi người không biết, và hiện nay đã làm được sổ hồng đứng tên 1 mình. Tôi là trai trưởng, hiện giờ Hộ khẩu thường trú và Chứng minh nhân dân của tôi vẫn ở địa chỉ trong căn nhà này, tôi không đồng ý ký tên vào văn bản thỏa thuận cho em trai tôi đứng tên thừa kế. Tôi nghĩ là nó đã giả mạo chứ ký của tôi để qua mắt chính quyền. Hiện nay căn nhà này đang bị để hoang, 2 đứa em tôi lâu này ở trong căn nhà này, đã dọn đi nơi khác ở. Theo tin tôi được biết, lý do vì nợ nần, cờ bạc, thường xuyên bị người cho vay tiền đến đòi nợ và xã hội đen hăm dọa. Nguyện vọng cuối cùng của tôi là nhờ luật sư hướng dẫn thủ tục nhờ pháp luật thu hồi lại sổ hồng, thứ 2 là để ngăn chặn căn nhà này bị đem đi bán hoặc đem thế chấp cho ngân hang, thứ 3 là để ngăn chặn căn nhà này có thể xảy ra án mạng khi không có tiền trả nợ? (Minh Hiên - Hà Tĩnh)

>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nguyễn Văn Nam - Tổ tư vấn pháp luật thừa kế - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Thứ nhất, bạn nói ngôi nhà trên là do cha bạn và bà nội bạn đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Như vậy, chúng tôi có thể chia ra được hai trường hợp như sau:

- Trường hợp 1:ngôi nhà trên là tài sản chung của hộ gia đình bạn và người đứng tên đại diện là bà nội và cha bạn. Khi đó, theo điều 109, bộ luật dân sự 2005về chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của hộ gia đình:

+Các thành viên của hộ gia đình chiếm hữu và sử dụng tài sản chung của hộ theo phương thức thỏa thuận.

+ Việc định đoạt tài sản là tư liệu sản xuất, tài sản chung có giá trị lớn của hộ gia đình phải được các thành viên từ đủ mười lăm tuổi trở lên đồng ý; đối với các loại tài sản chung khác phải được đa số thành viên từ đủ mười lăm tuổi trở lên đồng ý.

Như vậy, kể cả khi cha bạn và bà nội bạn đã mất thì tài sản đó vẫn là tài sản chung của hộ gia đình và việc ai đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải được sự đồng ý của hộ gia đình.Hiện nay, việc xác định chủ sở hữu tài sản chung của hộ gia đình được dựa trên căn cứ là “Sổ hộ khẩu” của gia đình. Theo đó, những thành viên có tên trong sổ hộ khẩu gia đình tại thời điểm cấp giấy chứng nhận quyền đất mang tên “Hộ gia đình” sẽ là những người có quyền sở hữu/sử dụng chung tài sản đó.

-Trường hợp 2: ngôi nhà trên là tài sản chung phân chia được theo phần của bà nội bạn và bố bạn theo điều 216, bộ luật dân sự 2005

"1. Sở hữu chung theo phần là sở hữu chung mà trong đó phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu được xác định đối với tài sản chung.

2. Mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền, nghĩa vụ đối với tài sản thuộc sở hữu chung tương ứng với phần quyền sở hữu của mình, trừ trường hợp có thoả thuận khác".

Khi đó, nếu cha bạn và bà nội bạn mất mà không để lại di chúc thì ngôi nhà này sẽ được chia thừa kế theo pháp luật theo quy định tại điều 675, bộ luật dân sự 2005.

"1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản".

Như vậy, ngôi nhà này sẽ được chia theo phần đóng góp của cha bạn và bà nội bạn sau đó sẽ tiến hành chia thừa kế theo quy định nêu trên nếu gia đình bạn có yêu cầu chia thừa kế ngôi nhà đó.

Thứ hai, bạn trình bàyem trai bạn"đã lừa mọi người trong gia đình, ký tên vào một tờ giấy trắng với lý do xin phép xây dựng sửa chữa nhà cửa, còn một mặt giấy bên kia tiếp theo thì nó làm gì để qua mặt được pháp luật thì mọi người không biết, và hiện nay đã làm được sổ hồng đứng tên 1 mình". Và bạn không đồng ý ký tên vào văn bản thỏa thuận cho em trai bạn đứng tên thừa kế nhưng hiện nay em bạn lại làm được sổ hồng đứng tên mình. Như vậy, bạn phải xác định rõ xem cái tờ giấy trắngmà bạn ký cho em bạn với lý do xin giấy phép xây dựng sửa chữa nhà cửa thực ra nội dung đó là gì và bạn có thể nên văn phòng đăng ký đất đai nơi em bạn được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để biết rõ hơn lý do được cấp.

Sau khi xem xét các vấn đề trên nếu bạn thấy em bạn đã lừa dối bạn và bạn có chứng cứ chứng minh sự lừa dối đó thì bạn có thể khiếu nại về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo luật khiếu nại 2011. Nếu khiếu nại không được giải quyết hoặc giải quyết không hợp lý thì bạn có thể khởi kiện hành chính theo quy định của luật tố tụng hành chính.

Về em bạn, nếu thực sự bạn chứng minh được em bạn có hành vi lừa dối để mong chiếm được ngôi nhà này thì theo quy định tại điều 139, bộ luật hình sự sửa đổi năm 2009, em bạn có thể phạm vào tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau:

"1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từhai triệu đồngđến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dướihai triệu đồngnhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

A) Có tổ chức;

B) Có tính chất chuyên nghiệp;

C) Tái phạm nguy hiểm;

D) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

Đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

E) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

G) Gây hậu quả nghiêm trọng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

A) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

B) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

4.Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân:

A) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

B) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm".

Khuyến nghị:

  1. Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
  2. Nội dung tư vấn pháp luật thừa kế mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.