-->

Tư vấn lấy lại tiền đặt cọc từ công ty?

Việc công ty yêu cầu bạn nộp tiền đặt cọc và sau đó là giữ bằng của bạn là trái với quy định của pháp luật

Hỏi: Em làm cho một công ty tư nhân, trước khi vào công ty, công ty có bắt phải đóng một khoản tiền đặt cọc và có Biên Bản với nội dung là Xác nhận tiền đặt cọc ràng buộc thực hiện Hợp Đồng.Căn cứ vào việc thỏa thuận trên về việc người lao động thực hiện nộp khoản tiền đặt cọc để đảm bảo không tự ý phá vỡ hợp đồng lao động trước thời hạn. Em không đặt cọc tiền thay đặt cọc bằng CĐ. Trong biên bản có ghi thời gian thử việc 1-2 tháng nhưng em đã được cân nhắc lên chính thức khi bắt đầu tháng từ tháng thứ 2. qua 2,3 tháng làm việc em thấy công việc không đươc rõ ràng và dễ mất hàng hóa nên hiện nay em muốn nghỉ, liệu hiện tại em nghỉ người sử dụng lao động có quyền giữ bằng của em không ạ?. (em chưa ký hợp đồng mà hiện tại e chỉ có biên bản xác nhận tiền đặt cọc thôi ạ).Hiện nay em đã được văn phòng côngty đưa cho hợp đồng lao động nhưng em chưa ký do e để lẫn với giấy tờ em chưa thấy và vănphòngcôngty có nói là nếu em không tìm thấy hợp đồng đấy em không được nhận lương tháng 7 như vậy có đúng hay không? (Đỗ Vũ Nam - Hà Nội).

>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Vương Tùng Anh - Tổ tư vấn pháp luật hợp đồng của Công ty Luật TNHH Everest - Trả lời:

Tại Điều 20 Bộ luật lao động 2012 có quy định:

Điều 20. Những hành vi người sử dụng lao động không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động

1. Giữ bản chính giấy tờ tuỳ thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động.

2. Yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động”.

Như vậy, theo quy định nêu trên thì việc công ty yêu cầu bạn nộp tiền đặt cọc và sau đó là giữ bằng của bạn là trái với quy định của pháp luật. Bởi vì trong Bộ luật Lao động đã quy định rõ ràng rằng người sử dụng lao động không được giữ giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động và không được yêu cầu người người lao động thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động. Khi đó, công ty sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại nghị định 95/2013/NĐ-CP.

Về vấn đề tiền lương, cũng theo quy định tại Điều 28 Bộ luật Lao động 2012 thì:

''Điều 28. Tiền lương trong thời gian thử việc

Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thoả thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.''

Trong thời gian thử việc thì công ty vẫn phải trả lương cho bạn theo quy định tại điều luật trên. Và trong thời gian thử việc này bạn hoàn toàn có quyền nghỉ việc mà không phải chịu bất cứ bồi thường nào theo Điều 29 Bộ luật này:

''Điều 29. Kết thúc thời gian thử việc

1. Khi việc làm thử đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động.

2. Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền huỷ bỏ thoả thuận thử việc mà không cần báo trước và không phải bồi thường nếu việc làm thử không đạt yêu cầu mà hai bên đã thoả thuận.''

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật doanh nghiệp mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.