Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự
Hỏi: Khi ông nội em còn sống, bố em và các anh chị em cùng cha khác mẹ trong gia đình họp lại và chia tài sản. Ông nội em có viết tay 1 bản phân chia tiền đất đai bán được và nhượng lại quyền sở hữu ngôi nhà đang ở cho bố em khi ông nội em mất và có chữ ký của tất cả anh chị em của bố em trong gia đình.Đến nay ông nội em mất đi thì chú em muốn giành quyền sở hữu mảnh đất đó và đem bán cho người khác. Vậy gia đình em có cơ sở để gửi đơn thưa kiện dành lại mảnh đất đó hay không? Biên bản đã ký kết giữa các anh chị em của bố em có hiệu lực không? (Thanh Hùng - Cà Mau)
Luật gia Nguyễn Thành Đạt - Tổ tư vấn pháp luật thừa kế - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
1. Hiệu lực của biên bản họp gia đình
Điều 121 BLDS quy định:"Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự".
Điều 124 BLDS quy định về hình thức giao dịch dân sự:
"1. Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.
Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu được coi là giao dịch bằng văn bản.
2. Trong trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản, phải có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký hoặc xin phép thì phải tuân theo các quy định đó".
Như vậy, theo quy định trên thìbiên bản họp gia đình sẽ là một giao dịch dân sự. Vì vậy, đối với trường hơp của bạn, biên bản họp gia đình cần phải được lập bằng văn bản và có công chứng, chứng thực của cơ quan có thẩm quyền thì biên bản họp gia đình đó mới có hiệu lực pháp luật.
Điều 134 BLDS quy định về giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức:
"Trong trường hợp pháp luật quy định hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch mà các bên không tuân theo thì theo yêu cầu của một hoặc các bên, Toà án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác quyết định buộc các bên thực hiện quy định về hình thức của giao dịch trong một thời hạn; quá thời hạn đó mà không thực hiện thì giao dịch vô hiệu".
Do biên bản họp gia đình của bạn chỉ có chữ ký các thành viên nên theo quy định tại Điều134 thì biên bản họp gia đình của gia đình bạn vô hiệu (không có hiệu lực pháp luật).
Biên bản họp gia đình thống nhất phân chia tiền đất đai bán được và nhượng lại quyền sở hữu ngôi nhà đang ở cho bố bạnkhông có hiệu lực pháp luật.
2. Khởi kiện chia thừa kế
Điều 25 BLTTDS về những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án:
"1. Tranh chấp giữa cá nhân với cá nhân về quốc tịch Việt Nam.
2. Tranh chấp về quyền sở hữu tài sản.
3. Tranh chấp về hợp đồng dân sự.
4. Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 29 của Bộ luật này.
5. Tranh chấp về thừa kế tài sản.
6. Tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
7. Tranh chấp về quyền sử dụng đất, về tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
8. Tranh chấp liên quan đến hoạt động nghiệp vụ báo chí theo quy định của pháp luật.
9. Tranh chấp liên quan đến yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu.
10. Tranh chấp liên quan đến tài sản bị cưỡng chế để thi hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.
11. Tranh chấp về kết quả bán đấu giá tài sản, thanh toán phí tổn đăng ký mua tài sản bán đấu giá theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.
12. Các tranh chấp khác về dân sự mà pháp luật có quy định”.
Khoản 1Điều 33 BLTTDS quy định về thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấpcủa Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh:
"a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 25 và Điều 27 của Bộ luật này;
b) Tranh chấp về kinh doanh, thương mại quy định tại khoản 1 Điều 29 của Bộ luật này;
c) Tranh chấp về lao động quy định tại khoản 1 Điều 31 của Bộ luật này".
Như vậy, trong trường hợp này, nếu chưa hết thời hiệu khởi kiện chia di sản thừa kế của ông bạn (10 năm) thìbạncó thể khởi kiệnchia thừa kế và cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp của bạn là Tòa án nhân dân cấp huyện.
Khuyến nghị:
- Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
- Nội dung tư vấn pháp luật thừa kế mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận