Tài sản cố định của cơ quan, tổ chức, đơn vị không tham gia vào hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ, góp vốn liên doanh, liên kết, thì cơ quan, tổ chức, đơn vị thực hiện tính hao mòn tài sản cố định theo quy định tại Thông tư này; không trích khấu hao
Hỏi:Một trường đại học ngoài công lập có mua các cây xanh (giá trị khoảng 01 tỷ gồm nhiều cây nhỏ, có thể giá trị của 01 cây có giá trị dưới 10 triệu đồng) để trồng trong khuôn viên trường (trường rộng khoảng 50 ha). Kế toán trường này đưa giá trị cây xanh đã mua vào nguyên giá TSCĐ và khấu hao hàng năm.Có ý kiến cho rằng: Trường đại học kinh doanh về dạy học, dạy nghề và đơn vị này không phải là 01 doanh nghiệp kinh doanh cây xanh công viên hay là một doanh nghiệp lâm nghiệp... và các TSCĐ là cây xanh trên không tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Hơn nữa vì trường quá rộng nên số cây xanh này được trồng vào các khoản đất trống trong trường nên không thể được xem là TSCĐ.Vậy việc đưa giá trị cây xanh trên vào TSCĐ và khấu hao có đúng quy định của pháp luật không? Nếu không đưa vào TSCĐ mà đưa vào công cụ để phân bổ chi phí dần thì có đúng quy định của pháp luật không? (Huệ My - Hà Giang)
Theo quy định tại Điều 3 Thông tư 45/2013/TT-BTC thì vườn cây lâu năm cũng được coi là tài tài sản cố định hữu hình nếu đáp ứng được các tiêu chuẩn của tài sản cố định hữu hình. Về tiêu chuẩn của tài sản cố định cũng được quy định như sau:
-Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó;
- Có thời gian sử dụng trên 1 năm trở lên;
- Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị từ 30.000.000 đồng (Ba mươi triệu đồng) trở lên.
Tuy nhiên, do trường đại học ngoài công lập thuộc tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp (điểm b khoản 2 Điều 7 Luật giáo dục) nên sẽ được điều chỉnh chủ yếu bởi thông tư 162/2014/TT-BTC. Theo đó, Điều 3 thông tư 162/2014/TT-BTC có quy định về tiêu chuẩn tài sản cố định hữu hình trong các đơn vị sự nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp như sau:
“Tài sản cố định hữu hình là những tài sản có hình thái vật chất, có kết cấu độc lập hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định, thoả mãn đồng thời cả 2 tiêu chuẩn dưới đây:
a) Có thời gian sử dụng từ 01 (một) năm trở lên;
b) Có nguyên giá từ 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) trở lên”.
Điều 4 Thông tư 162/2014/TT-BTC cũng quy định:
“Những tài sản (trừ tài sản là nhà, vật kiến trúc) có nguyên giá từ 5 triệu đồng đến dưới 10 triệu đồng và có thòi gian sử dụng trên một năm được quy định là tài sản cố định đặc thù”.
Do đó, trong số những cây xanh mà nhà trường mua có giá trị từ 10.000.000 (mười triệu) đồng trở lên thì được xếp vào tài sản cố định hữu hình. Còn những cây xanh có giá trị dưới 10.000.000 (mười triệu) đồng nhưng không nhỏ hơn 5.000.000 (năm) triệu đồng thì được xếp vào tài sản cố định đặc thù.
Bên cạnh đó, khoản 5 Điều 7 Thông tư 162/2014/TT-BTC cũng quy định về các đối tượng ghi sổ kế toán tài sản cố định cũng bao gồm vườn cây:
“5. Vườn cây thuộc khuôn viên đất độc lập, có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên (không tính giá trị quyền sử dụng đất); hoặc từng cây lâu năm có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên được xác định là một đối tượng ghi sổ kế toán tải sản cố định”.
Về việc trích khấu hao đối với tài sản cố định này: Do vườn cây trồng trong khuôn viên trường không phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuât, kinh doanh mà chỉ nằm trong quy hoạch cảnh quan trường nên không được trích khấu hao mà chỉ được tính hao mòn tài sản cố định theo quy định tại Điều 14 Thông tư 162/2014/TT-BTC:
“1.Tài sản cố định của cơ quan, tổ chức, đơn vị không tham gia vào hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ, góp vốn liên doanh, liên kết, thì cơ quan, tổ chức, đơn vị thực hiện tính hao mòn tài sản cố định theo quy định tại Thông tư này; không trích khấu hao”.
Mức hao mòn tài sản cố định được tính theo quy định tại Điều 13 Thông tư 162/2014/TT-BTC như sau:
Mức hao mòn hàng năm = Nguyên giá của tài sản x Tỷ lệ tính hao
của từng tài sản cố định cố định mòn (% năm)
Phương pháp tính nguyên giá tài sản cố định được thực hiện theo quy định tại Điều 8 Thông tư 162/2014/TT-BTC
Về thời gian sử dụng và tỷ lệ hao mòn được quy định tại phụ lục I thông tư 162/2014/TT-BTC như sau:
Loại 9 |
Cây lâu năm, súc vật làm việc và/hoặc cho sản phẩm |
Thời gian sử dụng (năm) |
Tỷ lệ hao mòn (%) |
1 |
Các loại súc vật |
8 |
12,5 |
2 |
Cây lâu năm, vườn cây công nghiệp, vườn cây ăn quả, vườn cây lâu năm. |
25 |
4 |
3 |
Thảm cỏ, thảm cây xanh, cây cảnh, vườn cây cảnh |
8 |
12,5 |
Về việc đưa vào công cụ, dụng cụ để phân bổ chi phí: Do vườn cây không phải là phương tiện trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất, không được trích khấu hao TSCĐ nên cây xanh không phải là công cụ, dụng cụ để phân bổ chi phí. Hơn nữa, cây xanh được xếp vào loại 9, còn công cụ, dụng cụ được xếp vào loại 4,5,6,7 theo quy định tại Điều 6 Thông tư 162/2014/TT-BTC.
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật Hình sự mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận