-->

Tài sản cố định của doanh nghiệp

Điều 5 Thông tư số 45/2013/TT-BTC hướng dẫn về nguyên tắc quản lý tài sản cố định.

Hỏi: Năm 2013 bên tôi có mua 02 ô tô nhưng không có hóa đơn đầu vào ( xe mua của cá nhân) nên không hoạch toán tài sản cố định và năm 2014 bên tôi có bán 01 xe ô tô cho cá nhân với giá là 80.000.000 và còn 1 chiếc nữa chưa bán. Đề nghị Luật sư tư vấn, nếu thanh tra thuế kiểm tra thì bên tôi có bị phạt không và phạt như thế nào? Và bên tôi muốn điều chỉnh lại sổ sách cho chuẩn thì điều chỉnh như thế nào cho hợp lý? ( Bảo Châu - Hà Nội)

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Phùng Thị Huyền - Tổ tư vấn pháp luật doanh nghiệp Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Điều 5 Thông tư số 45/2013/TT-BTC hướng dẫn về nguyên tắc quản lý tài sản cố định (sau đây viết tắt là TSCĐ) như sau: "1. Mọi tài sản cố định trong doanh nghiệp phải có bộ hồ sơ riêng (gồm biên bản giao nhận tài sản cố định, hợp đồng, hoá đơn mua tài sản cố định và các chứng từ, giấy tờ khác có liên quan). Mỗi tài sản cố định phải được phân loại, đánh số và có thẻ riêng, được theo dõi chi tiết theo từng đối tượng ghi tài sản cố định và được phản ánh trong sổ theo dõi tài sản cố định. 2. Mỗi TSCĐ phải được quản lý theo nguyên giá, số hao mòn luỹ kế và giá trị còn lại trên sổ sách kế toán:

Giá trị còn lại trên sổ kế toán của TSCĐ

=

Nguyên giá của tài sản cố định

-

Số hao mòn luỹ kế của TSCĐ

3. Đối với những TSCĐ không cần dùng, chờ thanh lý nhưng chưa hết khấu hao, doanh nghiệp phải thực hiện quản lý, theo dõi, bảo quản theo quy định hiện hành và trích khấu hao theo quy định tại Thông tư này. 4. Doanh nghiệp phải thực hiện việc quản lý đối với những tài sản cố định đã khấu hao hết nhưng vẫn tham gia vào hoạt động kinh doanh như những TSCĐ thông thường ".

Vậy đối với trường hợp của anh (chị) tài sản cố định dùng tiền của doanh nghiệp đề mua hình thành 2 tài sản cố định của doanh nghiệp thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp mà anh (chị) không tiến hành khai báo, theo dõi hạch toán trên sổ sách tức là anh (chị) bỏ ngoài sổ sách kế toán những tài sản của doanh nghiệp mình phản ánh sai về các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ sách kế toán, theo quy định xử phạt tại khoản4 Điều8nghịđịnh 105/2013/NĐ-CP như sau: "4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: .... d) Cố ý để ngoài sổ kế toán tài sản của đơn vị hoặc tài sản có liên quan đến đơn vị ".

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật doanh nghiệp mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.