Trình tự, thủ tục yêu cầu tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự

Người mất năng lực hành vi dân sự là người thành niên (đủ 18 tuổi trở lên) nhưng không có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình, không thể tự mình giao dịch dân sự và được tòa tuyên mất năng lực hành vi dân sự...

Công ty Luật TNHH Everest cung cấp dịch vụ tư vấn, hỗ trợ khách hàng thực hiện thủ tục yêu cầu tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự tại Tòa án có thẩm quyền.

Luật sư tư vấn pháp luật hình sự - Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài (24/7): 1900 6918
Luật sư tư vấn pháp luật hình sự - Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài (24/7): 1900 6918

Cơ sở pháp lý thủ tục yêu cầu tòa tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự:

  • Bộ luật Dân sự năm 2015 (BLDS 2015);
  • Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 (BLTTDS 2015);

1- Cơ quan tiếp nhận và giải quyết yêu cầu:

Tòa án nhân dân cấp huyện (Điều 27 và Điều 35 BLTTDS 2015);

2- Đối tượng có quyền yêu cầu Tòa tuyên mất năng lực hành vi dân sự:

Cá nhân/tổ chức có quyền, lợi ích liên quan.

“Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần” (Điều 22 BLDS năm 2015);

Người có quyền, lợi ích liên quan, cơ quan, tổ chức hữu quan có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của Bộ luật dân sự"(Điều 376 BLTTDS 2015)

3- Hồ sơ thủ tục yêu cầu tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự:

  • Đơn yêu cầu - theo mẫu tại Nghị Quyết số 01/2017/NQ-HĐTP;
  • Tài liệu, chứng cứ chứng minh người đứng tên yêu cầu là người có quyền yêu cầu;
  • Giấy CMND, Sổ hộ khẩu của người yêu cầu;
  • Bản kết luận của cơ quan chuyên môn có thẩm quyền và các chứng cứ khác để chứng minh người bị yêu cầu bị bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình.
(Nếu không có kết luận của cơ quan chuyên môn có thẩm quyền, thì có thể yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định); và một số giấy tờ khác tùy vào trường hợp cụ thể.

Luật sư Nguyễn Thị Yến - Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài (24/7): 1900 6918
Luật sư Nguyễn Thị Yến - Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài (24/7): 1900 6918

4- Trình tự yêu cầu tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự:

  • Người yêu cầu có thể yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định pháp y tâm thần đối với người bị yêu cầu tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự đối với trường hợp chưa có kết quả kiểm tra của cơ quan chuyên môn về khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của người được yêu cầu tuyên mất năng lực hành vi dân sự;
  • Khi có kết luận giám định, Toà sẽ ra quyết định mở phiên họp xét đơn yêu cầu;
  • Nếu chấp nhận đơn yêu cầu, Tòa ra quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự đối với người được yêu cầu.

5- Thời hạn yêu cầu tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự: (Điều 366 BLTTDS)


- Trong thời hạn 01 tháng kể từ khi Tòa có thụ lý đơn yêu cầu, Tòa phải ra quyết định mở phiên họp xét đơn yêu cầu;

- Trong thời hạn 15 ngày kể từ khi ra quyết định mở phiên họp xét đơn yêu cầu, Tòa phải mở phiên họp xét đơn yêu cầu;

6- Lệ phí yêu cầu tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự: 300.000 đồng.


Luật sư Nguyễn Thị Yến - Trưởng Chi nhánh Quảng Ninh của Công ty Luật TNHH Everest, tổng hợp



  1. Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: [email protected]
  2. Nội dung tư vấn pháp luật dân sự mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.