-->

Tranh chấp trong khi chia di sản không có di chúc ?

Về vấn đề chia di sản, vì ông (bà) ngoại của bạn mất mà không để lại di chúc nên tài sản sẽ được chia theo quy định của pháp luật dân sự về thừa kế theo pháp luật

Hỏi: Nhà ngoại em hiện còn 5 người con, 1 người đã mất sớm còn 1 người thì mất liên lạc hơn 15 năm ko rõ tung tích. Trong 5 người con này có 2 người đã ra nước ngoài, còn lại 3 người ở Việt Nam, mẹ e và cậu ba thì có gia đình nên đã ra ngoài ở riêng, còn cô tư vì là mẹ 1 con đơn thân nên vẩn ở chung nhà với ngoại từ nhỏ tới lúc ngoại mất luôn. Ngoại em mất hơn 1 năm không có di chúc, giấy tờ nhà và sổ đỏ vẩn còn đứng tên ngoại. Sau khi xảtang ngoại xong, cậu ba và mẹ em có yêu cầu bán nhà để chia di sản của ngoại, cô tư lànguời ở chung với ngoại thìđòi số tiền sửa nhà từ xưa là 1 tỷtrước, sau đó phần còn lại bao nhiêu thì chia 3. Xin lưu ý vấn đề thứ nhất,hồi xưa lúc sửa nhà là lúc ngoại em còn sống khỏenên mẹ em và cậu ba khôngrõ có phải tất cả là tiền sửa nhàlà của cô tưhay là của ngoại. Vấn đề thứ 2 là nhà nhỏ một lầu, gác lửng mà nói bỏ ra 1 tỷ để sửa? Vấn đề thứ 3 là nếu đề cập tới chuyện sửa nhà thì xưa hơn nữa trước khi cô Tư nói bỏ tiền sửa nhà thì mẹ em có về xây nhà ngoại lên thành 1 lầu mất 6 cây vàng vào thời điểmđó, màmẹ có bản vẽ, nhưng cô Tư gạt ngang phủnhận chuyện đó. Em xin hỏi luật sư cô tư đòi chia như vậy có hợp lý không? Cậu ba và mẹ là khôngđồng tình chuyện đó, bây giờ có nên ra pháp luật để giải quyết chanh chấp khôngvì cô tư ở đó nói nếu khôngchịu yêu cầu của cô thì cô khôngchịu bán hay đi đâu.Nhà là của ngoại giấy tờ vẫn còny nguyên nếu ra chanh chấp thì ai kiện ai? Xin Luật sư giúp tư vấn khi ra pháp luật thì sẽ chia như thế nào? (Thuận An - Nam Định)

>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nguyễn Thành Đạt - Tổ tư vấn pháp luật thừa kế - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Về vấn đề chia di sản, vì ông (bà) ngoại của bạn mất mà không để lại di chúc nên tài sản sẽ được chia theo quy định của pháp luật dân sự về thừa kế theo pháp luật. Theo đó, Điều 676 Bộ luật dân sự năm 2005 có quy định:

"1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản".

Vì vậy mà di sản sẽ được chia đều cho cả 5 người con còn sống của ông ngoại bạn, bao gồm cả 2 người đã ra nước ngoài. Xin lưu ý là người con của ông ngoại bạn bạn mất tích hơn 15 năm sẽđược Tòa tuyên là đã chết và không được chia di sản, căn cứ vào điều 78 và điều 81 Bộ luật dân sự 2005 về việc tuyên bố một ngườimất tích vàchết.

Về việc cô tư yêu cầu lấy phần tiền mình đã bỏ ra để sửa nhà rồi mới phân chia di sản, dựa theo quy định củaĐiều 683 Bộ luật dân sự năm 2005:

"Các nghĩa vụ tài sản và các khoản chi phí liên quan đến thừa kế được thanh toán theo thứ tự sau đây:

1. Chi phí hợp lý theo tập quán cho việc mai táng;

2. Tiền cấp dưỡng còn thiếu;

3. Tiền trợ cấp cho người sống nương nhờ;

4. Tiền công lao động;

5. Tiền bồi thường thiệt hại;

6. Thuế và các khoản nợ khác đối với Nhà nước;

7. Tiền phạt;

8. Các khoản nợ khác đối với cá nhân, pháp nhân hoặc chủ thể khác;

9. Chi phí cho việc bảo quản di sản;

10. Các chi phí khác".

Theo đó, nếu như khoản tiền cô tư cho ông ngoại của bạn để xây nhà được coi là một khoản nợ cá nhân giữa hai người và có giấy tờ chứng minh rõ ràng thì côđược quyền yêu cầu ưu tiên thanh toán cho mình, nếu không thì khoản tiền này không nằm trong thứ tự ưu tiên thanh toán và côkhông có quyền đòi. Bạn nên giải thích rõ cho côcủa bạn hiểu rõ các quy định của pháp luật, các bên tự thỏa thuận hợp lý để tránh xảy ratranh chấp.Nếu không thể tự thỏa thuận thì bạn có thể gửi đơn kiện ra Tòa án địa phương để được yêu cầu phân chia di sản đúng pháp luật.

Khuyến nghị:

  1. Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
  2. Nội dung tư vấn pháp luật thừa kế mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.