-->

Tranh chấp di sản thừa kề ?

Việc giải quyết các tranh chấp di sản thừa kế được giải quyết theo quy định của pháp luật.

Hỏi: Ông bà nội em đều mất vào năm 1975. Ông bà có 06 người con. Ông bà để lại mảnh đất 350m2 đất thổ cư, đứng tên ông bà. Khi mất ông bà không để lại di chúc. Bố em mất năm 1996. Hiện tại, nhà và đất do mẹ em và em sử dụng, quản lý. Năm 2003, một người chú của em đã sang tên sổ đỏ đứng tên ông ta. Đầu năm 2016, em và mẹ mới biết chuyện.Em và mẹ có thắc mắc thì chú em đưa ra 05 Giấy cam kết nhượng quyền thừa kế của 05 người cô, chú, và mẹ em cho ông ta.. Riêng Giấy cam kết có chữ ký của mẹ em và của em thì ông ta giả chữ ký. Tuy nhiên, đó chỉ là bản photo, còn bản gốc ông ta cho biết hiện đang lưu tại Văn phòng đăng ký đất đai thành phố. Em xin hỏi Quý văn phòng, nếu bây giờ mẹ em khởi kiện thì thời hiệu khởi kiện tranh chấp về thừa kế có còn không? Giá trị pháp lý của Giấy cam kết nhượng quyền thừa kế có chữ ký giả mạo? Mẹ em và em có quyền thừa kế đối với mảnh đất đó không? Nếu thời hiệu khởi kiện về thừa kế không còn thì em và mẹ em có thể khởi kiện theo hướng tranh chấp quyền sử dụng đất hoặc khởi kiện về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của UBND được không? (Thanh Tú - Nam Định)

>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nguyễn Thành Đạt - Tổ tư vấn pháp luật thừa kế - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Do ông bà bạn chết không để lại di chúc nên phần di sản của ông bà sẽ được chia theo pháp luật. Điều 676 BLDS quy định:

"1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản".

Theo đó, sáu người con của ông bà bạn sẽ thuộchàng thừa kế thứ nhất,được hưởng mảnh đất mà ông bà để lại và được hưởng phần di sản bằng nhau. Bốbạn chết sau thời điểm mở thừa kế (thời điểm người để lại di sảnchết) nên bố bạn vẫn có quyềnhưởng di sản. Tuy nhiên, đến năm 1996, bốbạn chết, phần di sản mà bố bạn được hưởngsẽ do mẹ bạn và bạn thừa hưởng. Như vậy, mẹ bạn và bạn cũng có quyền đối với một phần đất này.

Theo mục 2.4 Mục I Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP quy định:

"2.4. Không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế

a) Trường hợp trong thời hạn mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về quyền thừa kế và có văn bản cùng xác nhận là đồng thừa kế hoặc sau khi kết thúc thời hạn mười năm mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về hàng thừa kế và đều thừa nhận di sản do người chết để lại chưa chia thì di sản đó chuyển thành tài sản chung của các thừa kế. Khi có tranh chấp và yêu cầu Toà án giải quyết thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế, mà áp dụng các quy định của pháp luật về chia tài sản chung để giải quyết và cần phân biệt như sau:

a.1. Trường hợp có di chúc mà các đồng thừa kế không có tranh chấp và thoả thuận việc chia tài sản sẽ được thực hiện theo di chúc khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo di chúc.

a.2. Trường hợp không có di chúc mà các đồng thừa kế thảo thuận về phần mỗi người được hưởng khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo thoả thuận của họ.

a.3. Trường hợp không có di chúc và các đồng thừa kế không có thoả thuận về phần mỗi người được hưởng khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo quy định của pháp luật về chia tài sản chung.

b) Trường hợp người chết để lại di sản cho các thừa kế nhưng các thừa kế không trực tiếp quản lý, sử dụng mà di sản đó đang do người khác chiếm hữu bất hợp pháp hoặc thuê, mượn, quản lý theo uỷ quyền... thì các thừa kế có quyền khởi kiện người khác đó để đòi lại di sản.

Trường hợp này không áp dụng thời hiệu về thừa kế là mười năm theo Điều 645 Bộ luật dân sự 2005. Bố bạnđã chết thì phần tài sản mà đáng lẽ bốbạn được hưởng từ ông bàsẽ là di sản thừa kế của mẹ bạnvà bạn. Mẹ bạn và/hoặcbạn có thể khởi kiện Tòa án nhân dân huyện nơi có mảnh đất yêu cầu chia tài sản chung.

Về việc chú bạn giả chữ ký mẹ bạn và bạn, nếu thực sự bạn chứng minh được chúbạn có hành vi lừa dối để chiếm đoạt mảnh đấtnày thì theo quy định tại điều 139, bộ luật hình sự sửa đổi năm 2009, chúbạn có thể phạm vào tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau:

"1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từhai triệu đồngđến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dướihai triệu đồngnhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

A) Có tổ chức;

B) Có tính chất chuyên nghiệp;

C) Tái phạm nguy hiểm;

D) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

Đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

E) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

G) Gây hậu quả nghiêm trọng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

A) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

B) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

4.Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân:

A) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

B) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm".

Khuyến nghị:

  1. Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
  2. Nội dung tư vấn pháp luật hành chính mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.