Căn cứ vào điều 277 của Bộ luật dân sự 2005 quy định về quyền cấp, thoát nước qua bất động sản liền kề.
Hỏi: Cho tôi hỏi, A và B là chủ sở hữu bất động sản liền kề.A xây nhà trước B,A xây hàng cây làm mốc vào ranh giới của hai bất động sản liền kề.Khi xây nhà mái tôn nhà B nhô sang phần đất nhà A 20cm.Muốn thoát nước thải từ nhà B thì phải đi qua phần đất của nhà A.Vậy B có quyền yêu cầu A chặt hàng cây đi không.Lắp đặt ống nước thải qua bất động sản của A được không?.A thực hiện viêc việc bảo vệ quyền sở hữu bất động sản của mình theo phương phức như thế nào? (Thanh Hà - Hà Nội)
Luật gia Lê Thị Hồng Sơn - Tổ tư vấn pháp luật Bất động sản của Công ty Luật Everest - trả lời:
Căn cứ vào điều 277 của Bộ luật dân sự 2005 quy định về quyền cấp, thoát nước qua bất động sản liền kề như sau:
"Trong trường hợp do vị trí tự nhiên của bất động sản mà việc cấp, thoát nước buộc phải qua một bất động sản khác thì chủ sở hữu bất động sản có nước chảy qua phải dành một lối cấp, thoát nước thích hợp, không được cản trở hoặc ngăn chặn dòng nước chảy. Người sử dụng lối cấp, thoát nước phải hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại cho chủ sở hữu bất động sản có nước chảy qua khi lắp đặt đường dẫn nước; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường. Trong trường hợp nước tự nhiên chảy từ vị trí cao xuống vị trí thấp mà gây thiệt hại cho chủ sở hữu bất động sản có nước chảy qua thì người sử dụng lối cấp, thoát nước không phải bồi thường thiệt hại”.
Theo quy định trên thì chủ sở hữu có đường ống thoát nước chạy qua bất động sản liền kề khác thì chủ sở hữu bất đồng sản có đường ống nước chảy qua có nghĩa vụ phải dành một lối cấp, thoát nước thích hợp, không cản trở hoặc ngăn chặn dòng nước chảy qua bất động sản của mình.
Trong trường hợp này nếu như B có nhu cầu lắp đường ống nước thải và đường ống đấy bắt buộc phải chạy qua phần đất nhà A thì A có nghĩa vụ phải dành ra một lối cấp thoát nước cho B. Nếu như khi tiến hành lắp đặt mà B gây thiệt hại cho A thì B có nghĩa vụ phải bồi thường thiệt hại cho A. Luật không quy định cụ thể phải bồi thường khoản cụ thể gì nhưng có thể hiểu nếu gây thiệt hại về những tài sản của A như tài sản gắn liền trên đất khi đường ống nước chạy qua. Vậy B có quyền yêu cầu A nhường cho mình một lối cấp thoát nước trên phần bất động sản của A để B có thể lắp đặt đường ống cấp thoát nước.
Nếu đường ống nước chạy qua hàng cây nhà ông A thì ông B có quyền yêu cầu ông A chặt cây nhưng ông B có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại về những cái cây đấy cho ông A.
Trong trường hợp này vì luật định là A có nghĩa vụ phải dành cho B một lối cấp, thoát nước cho ông B. Tuy nhiên để đảm bảo quyền lợi của mình thì A có thể yêu cầu B bồi thường cho mình những thiệt hại thực tế mà B gây ra khi thực hiện lắp đường cấp thoát nước qua phần đất của A. Hoặc nếu A chứng minh được B có thể thực hiện lắp cấp thoát nước quan một đường khác mà không phải qua phần bất động sản của A thì A sẽ không phải dành cho B một lối cấp thoát nước trên phần đất của mình.
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật bất động sản mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận