Người có hành vi vi phạm quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan đến bảo hiểm y tế thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Hỏi: Trường Cao đẳng kỹ thuật X từ đầu năm học có bắt sinh viên đóng Bảo hiểm y tế (BHYT) bắt buộc đợt I, giá trị sử dụng 06 tháng từ 01.10.2015 đến 01.04.2016. Tuy nhiên đến nay đã 30.11, quấ mất 02 tháng so với ngày tính bảo hiểm mà chưa sinh viên nào nhận được thẻ BHYT và cũng không biết đến khi nào mới có BHYT. Đề nghị Luật sư tư vấn, trường hợp này có vi phạm gì không? (Hà Trang - Hà Nội)
Luật gia Ngô Đức Cường - Tổ tư vấn pháp luật lao động Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Theo quy định tại khoản 21, điều 12, Luật bảo hiểm y tế 2008 đã được sửa đổi bổ sung bởi khoản 6, Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 thì học sinh, sinh viên là một trong các đối tượng tham gia bảo hiểm y tế.
Theo quy định tại khoản 11 Điều 1 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 thì: "Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này, tổ chức bảo hiểm y tế phải chuyển thẻ bảo hiểm y tế cho cơ quan, tổ chức quản lý đối tượng hoặc cho người tham gia bảo hiểm y tế".Theo như quy định trên thì trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, tổ chức bảo hiểm y tế phải chuyển thẻ bảo hiểm y tế cho cơ quan, tổ chức, quản lýđối tượng và trong trường hợp này là trường Cao đẳng kỹ thuật mà bạn đang theo học. Trường hợp của bạn, 02 thángsau khi đóng tiền BHYT mà vẫn chưa được nhận thẻ BHYT là đang có sự vi phạm của các cơ quan (Trường học hoặc cơ quan bảo hiểm) trong việc cấp phát thẻ.
Theo quy định của pháp luật, người bị xâm phạm quyền lợi về BHYT có quyền tự mình hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền yêu cầu bên vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm, phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ và buộc bồi thường thiệt hại. Cụ thể, Điều 49 Luật bảo hiểm y tế 2008 đã được sửa đổi bổ sung bởi khoản 28 Điều 1 Luật bảo hiểm y tế 2014 quy định xử lý vi phạm như sau:
"1. Người có hành vi vi phạm quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan đến bảo hiểm y tế thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. 2. Cơ quan, tổ chức có hành vi vi phạm quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan đến bảo hiểm y tế thì bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. 3. Cơ quan, tổ chức, người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế mà không đóng hoặc đóng không đầy đủ theo quy định của pháp luật thì sẽ bị xử lý như sau:a) Phải đóng đủ số tiền chưa đóng và nộp số tiền lãi bằng hai lần mức lãi suất liên ngân hàng tính trên số tiền, thời gian chậm đóng; nếu không thực hiện thì theo yêu cầu của người có thẩm quyền, ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước có trách nhiệm trích tiền từ tài khoản tiền gửi của cơ quan, tổ chức, người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế để nộp số tiền chưa đóng, chậm đóng và lãi của số tiền này vào tài khoản của quỹ bảo hiểm y tế;b) Phải hoàn trả toàn bộ chi phí cho người lao động trong phạm vi quyền lợi, mức hưởng bảo hiểm y tế mà người lao động đã chi trả trong thời gian chưa có thẻ bảo hiểm y tế”.
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật lao động mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận