khai thác sử dụng tác phẩm quảng cáo thu lợi nhuận phải xin phép và trả thù lao quyền tác giả cho chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm.
Hỏi: Đề nghị Luật sư tư vấn, ông A là tác giả của tác phẩm vườn kiến trúc nghệ thuật việt nam, tác phẩm được gửi chọn tham dự triển lãm quốc tế tại indonexia và đoạt huy chương vàng cùng tiền thưởng, sau khi trở về nước , tác phẩm trên đã được công ty B thi công tại khu vui chơi V với sự đồng ý của Ông A, sau khi Công ty B cũng bỏ ra khá nhiều chi phí để quảng cáo cho các khu vườn trở thành một điểm tham quan hấp dẫn của khách Thành phố hồ chí minh.Ông A yêu cầu công ty B trả tiền thù lao quyền tác giả cho ông là 15% doanh số bán vé.Công ty B từ chối vì cho rằng 02 bên chưa có thỏa thuận về thù tiền thù lao.Vậy trường hợp này giải quyết thế nào? (Ngọc Hà - TPHCM) Khoản 1 Điều 6 Văn bản hợp nhất số 19/VBHN-VPQH năm 2013 quy định về Căn cứ phát sinh, xác lập quyền sở hữu trí tuệ như sau:
"Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký”.
Tác phẩm này thuộc diện tác phẩm kiến trúc và được thể hiện dưới dạng vật chất nên ông A được bảo hộ quyền tác giả với tác phẩm này.
Điểm b khoản 1 Điều 27 Văn bản hợp nhất số 19/VBHN-VPQH năm 2013 quy định về thời hạn bảo hộ quyền tác giả như sau:
“Tác phẩm không thuộc loại hình quy định tại điểm a khoản này có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết; trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ năm mươi sau năm đồng tác giả cuối cùng chết”.
Khoản 3 Điều 20 Văn bản hợp nhất số 19/VBHN-VPQH năm 2013 quy định về quyền tài sản như sau:
“Tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng một, một số hoặc toàn bộ các quyền quy định tại khoản 1 Điều này và khoản 3 Điều 19 của Luật này phải xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác cho chủ sở hữu quyền tác giả”.
Như vậy Công ty B khai thác sử dụng tác phẩm Vườn nghệ thuật Việt Nam của ông A quảng cáo thu lợi nhuận phải xin phép và trả thù lao quyền tác giả cho chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm. Như vậy việc công ty B sử dụng khai thác tác phẩm vườn nghệ thuật Việt Nam không nằm trong các trường hợp sử dụng tác phẩm không phải xin phép, không phải trả nhuận bút thù lao (quy định tại điều 25 Luật SHTT) mà nhằm mục đích thương mại nên công ty B phải trả tiền thù lao cho ông A.
Công ty B nêu lý do chưa có thỏa thuận nào về tiền thù lao vì thế mà không trả thù lao cho ông A thì công ty B đã xâm phạm quyền tác giả và buộc phải trả một khoản thù lao cho tác giả của tác phẩm kiến trúc đó.
Khoản thù lao mà tác giả được nhận theo luật SHTT quy định là tùy thuộc thỏa thuận giữa hai bên tác giả và công ty B chứ không nhất thiết là 15% doanh số vé.
Ông A đưa ra yêu cầu ông cho là phù hợp với mức thù lao ông xứng đáng nhận được là 15% doanh số vé. Công ty B buộc phải xem xét đề nghị đó và thỏa thuận với ông A mức thù lao công ty chấp nhận được, hai bên phải ra được kết quả làm hài lòng nhất chứ công ty B không có quyền từ chối trả thù lao.
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật Sở hữu trí tuệ mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận