-->

Tổ chức, quản lý công ty TNHH một thành viên

Mô hình tổ chức của công ty TNHH một thành viên là cá nhân khá đơn giản. Chủ sở hữu là cá nhân nắm giữ chức danh Chủ tịch công ty. Chủ tịch công ty phải tách bạch việc sử dụng tài sản thuộc sở hữu của mình với tài sản của công ty.

Cơ cấu tổ chức quản lý nội bộ của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được tổ chức tùy thuộc chủ sở hữu của công ty là tổ chức hay là cá nhân.

Luật sư tư vấn pháp luật doanh nghiệp - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật doanh nghiệp - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198


Căn cứ pháp lý của cơ cấu tổ chức, quản lý nội bộ của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên


Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định:

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên: "1- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty); chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty. 2- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. 3- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được quyền phát hành cổ phần". (Điều 73)

Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu: "1- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu được tổ chức quản lý và hoạt động theo một trong hai mô hình sau đây: a- Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên; b- Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên. 2- Trường hợp Điều lệ công ty không quy định thì Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty là người đại diện theo pháp luật của công ty. 3- Trường hợp Điều lệ công ty không quy định khác, thì chức năng, quyền và nghĩa vụ của Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên thực hiện theo quy định của Luật này". (Điều 78)

Thứ nhất, tổ chức, quản lý công ty TNHH một thành viên là cá nhân.


Mô hình tổ chức của công ty TNHH một thành viên là cá nhân khá đơn giản. Chủ sở hữu là cá nhân nắm giữ chức danh Chủ tịch công ty. Chủ tịch công ty phải tách bạch việc sử dụng tài sản thuộc sở hữu của mình với tài sản của công ty cũng như tách bạch các chi tiêu của mình và gia đình mình với các chi tiêu của công ty.

Với cương vị là Chủ tịch công ty, chủ sở hữu là người quyết định cũng như quản lý cao nhất trong công ty. Chủ tịch công ty có thế kiêm chức danh Giám đốc (Tổng giám đốc) hoặc thuê Giám đốc điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của công ty. Điều lệ công ty sẽ quy định về người đại diện theo pháp luật như số lượng, chức danh, phạm vi đại diện và các quyền hạn, trách nhiệm khác.
Do mô hình tổ chức nội bộ của công ty TNHH một thành viên là cá nhân khá đơn giản nên pháp luật không bắt buộc việc thành lập cơ quan chuyên trách để kiểm tra, giám sát hoạt động của công ty. Chủ sở hữu về nguyên tắc tự quản lý, tự điều hành và quyết định các vấn đề của công ty nhưng cũng phải đảm bảo tính minh bạch của các giao dịch trong công ty. Hợp đồng, giao dịch giữa công ty với chủ sở hữu công ty hoặc những người có liên quan của chủ sở hữu công ty1 phải được ghi chép và lưu giữ thành hồ sơ riêng của công ty.


Thứ hai, tổ chức, quản lý công ty TNHH một thành viên là tổ chức.


So với mô hình tổ chức quản lý của công TNHH một thành viên là cá nhân, tổ chức nội bộ của công ty TNHH một thành viên là tổ chức có phần phức tạp hơn do cơ chế uỷ quyền quản lý. Vì là tổ chức nên chủ sở hữu của công ty không thể tự mình quản lý và điều hành trực tiếp công ty, do đó cơ chế quản lý công ty thông qua cơ quan đại diện quản lý phần vốn. Chủ sở hữu quyết định lựa chọn một trong hai phương án tổ chức nội bộ như sau: Nếu chủ sở hữu uỷ quyền quản lý cho một chủ thể thì cơ cấu tổ chức bao gồm: Chủ tịch, Giám đốc (Tổng giám đốc) và Kiểm soát viên; nếu chủ sở hữu uỷ quyền cho từ 03 đến 07 chủ thể thì cơ cấu tổ chức bao gồm: Hội đồng thành viên, Giám đốc (Tổng giám đốc) và Kiểm soát viên.

(i) Khác với Chủ tịch trong công ty TNHH một thành viên là cá nhân hay Hội đồng thành viên trong công ty TNHH hai thành viên trở lên, Chủ tịch/Hội đồng thành viên trong công ty TNHH một thành viên là tổ chức không phải là chủ sở hữu. Do đó, việc quyêt định các vấn đề của công ty, quản lý công ty phải dựa trên phạm vi được uỷ quyên. Không giống cơ chế quản lý theo cách thức cá nhân như mô hình Chủ tich (khá đơn giản), khi lựa chọn mô hình Hội đông thành viên, do làm viêc theo cơ chế tập thể nên việc quản lý nội bộ cũng có sự phức tạp hơn. Chủ sở hữu trực tiếp bổ nhiệm hoặc giao cho các thành viên Hội đồng thành viên bầu Chủ tịch hội đồng thành viên. Cuộc họp của Hội đồnơ thành viên được tiến hành khi có ít nhất hai phần ba tổng sổ thành viên dự họp. Trường hợp Điều lệ công ty không có quy định khác thì mỗi thành viên có một phiếu biểu quyết có giá trị như nhau. Hội đồng thành viên có thế thông qua quyết định theo hình thức lấy ý kiến bằng văn bản. Nghị quyết của Hội đồng thành viên được thông qua khi có hơn một nửa số thành viên dự họp tán thành. Việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty, tổ chức lại công ty, chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của công ty phải được ít nhất ba phần tư số thành viên dự họp tán thành.1 Điều lệ công ty cần có quy định rõ về các quyền hạn và nhiệm vụ của chủ thể nhân danh chủ sở hữu thực hiện việc quản lý công ty là Chủ tịch/Hội đồng thành viên để giảm thiểu các rủi ro trong quá trình vận hành công ty. Nếu Điều lệ không có quy định khác, Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty là người đại diện theo pháp luật của công ty.

(ii) Giám đổc (Tổng giám đốc) là người điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty do Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty bố nhiệm hoặc thuê với nhiệm kỳ không quá 05 năm. Giám đốc cũng có thể được kiêm nhiệm bởi Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty nếu Điều lệ không có quy định khác.

Giám đốc chịu trách nhiệm về việc thực hiện các quyền hạn, nhiệm vụ của mình trước Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty. Nhìn chung, Giám đốc là người tham gia vào hoạt động điều hành công ty ở khá nhiều phương diện.

Trong mối quan hệ với Hội đồng thành viên/Chủ tịch công ty, Giám đốc là người quản lý ở cấp dưới nên sẽ có nhiệm vụ như tô chức thực hiện các quyết định của Hội đồng thành viên/Chủ tịch công ty, tố chức thực hiện các kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty; kiến nghị các phương án cơ cấu tổ chức, trình báo cáo quyết toán tài chính hàng năm lên Hội đồng thành viên/Chủ tịch công ty. Trong mối quan hệ với các bộ phận cấp dưới, Giám đốc là người điều hành các hoạt động kinh doanh hàng ngày nên có thấm quyền ban hành các quy chế quản lý nội bộ, bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm người quản lý khác trong công ty (trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của cơ quan cấp trên), ký kết các họp đồng nhân danh công ty, tuyến dụng lao động và các chức năng khác được Điều lệ công ty quy định.

Luật sư Nguyễn Duy Hội - Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198
Luật sư Nguyễn Duy Hội - Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198


Để thực hiện được các chức năng của mình, Giám đốc công ty cần có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, không thuộc các trường hợp pháp luật cấm trở thành người quản lý (khoản 2 Điều 18 Luật Doanh nghiệp năm 2014), có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tế trong quản trị kinh doanh của công ty (nếu Điều lệ không có quy định khác).

(iii) Kiếm soát viên (hoặc cũng có thể thành lập Ban kiểm soát) là chức danh bất buộc phải có trong công ty TNHH một thành viên là tổ chức, do chủ sở hữu trực tiểp bổ nhiệm, số lượng sẽ do chủ sở hữu quyết định. Kiểm soát viên như một “cánh tay nối dài” của chủ sở hữu để giúp chủ sở hữu kiểm tra tính hợp pháp, trung thực, cẩn trọng trong việc quản lý, điều hành của những người quản lý trong công ty. Nội dung kiểm soát bao gồm cả việc thực hiện các quy chế quản lý nội bộ, thực thi Điều lệ công ty, giám sát việc triển khai các dự án kinh doanh, các quyết định của chủ sở hữu cũng như kiểm soát về tài chính trong công ty.

Do đó, Kiểm soát viên có thể tham dự và thảo luận tại các cuộc họp của Hội đồng thành viên và các cuộc họp khác tại công ty, được quyền xem xét tất cả các thông tin hồ sơ, tài liệu của công ty, các chức danh quản lý cũng có trách nhiệm phải cung cấp đầy đủ, kịp thời các thông tin cho Kiểm soát viên. Kiếm soát viên phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và không thuộc các đối tượng bị cấm quản lý doanh nghiệp (khoản 2 Điều 18 Luật Doanh nghiệp 2014).

Để đảm bảo tính khách quan trong việc thực hiện nhiệm vụ của mình, Kiểm soát viên không được là người liên quan của thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Giám đôc/Tông giám đôc và người có thẩm quyền trực tiếp bổ nhiệm Kiểm soát viên.

Bên cạnh đó, Kiểm soát viên cần có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm nghê nghiệp vê kế toán kiểm toán hoặc chuyên môn, kinh nghiệm thực tế trong ngành nghề kinh doanh của công ty hoặc các tiêu chuẩn điều kiện khác được quy định tại Điều lệ công ty.

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư Nguyễn Duy Hội - Trưởng Chi nhánh tại Hà Nội của Công ty Luật TNHH Everest

Xem thêm:


Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật doanh nghiệp được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, E-mail: [email protected].