Thương nhân và pháp nhân là những khái niệm những điểm khác biệt về chủ thể, phạm vi hoạt động, tài sản, tư cách pháp lý.
Tóm tắt yêu cầu của khách hàng: Tôi thấy từ thương nhân và pháp nhân sử dụng khá phổ biến, nhưng không rõ hai khái niệm này có gì khác biệt hay không, rất mong được luật sư giải đáp?
Hai là, pháp nhân phải có cơ cấu tổ chức chặt chẽ: tổ chức là tập hợp nhiều người có cùng chung mục đích, lợi ích… được thành lập với những chức năng, nhiệm vụ cụ thể nhằm thực hiện một mục đích nào đó. Cơ cấu tổ chức chặt chẽ giúp cho pháp nhân trở thành một thể thống nhất, vận hành, hoạt động một cách có hiệu quả. Cơ cấu tổ chức chặt chẽ nghĩa là pháp nhân phải có sự sắp xếp, phân bổ nguồn nhân lực vào các bộ phận như phòng, ban… và quy định cho từng bộ phận đó những chức năng, nhiệm vụ cụ thể trong Điều lệ. Tuy nhiên, điều kiện này có lẽ chưa thực sự chính xác và không cần thiết vì trong một số trường hợp (Chẳng hạn công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên…) tổ chức không đáp ứng điều kiện này nhưng vẫn được coi là pháp nhân.
Ba là, pháp nhân phải có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó: Giống như các chủ thể dân sự khác, để có thể thực hiện các quyền và gánh vác nghĩa vụ khi tham gia các quan hệ dân sự, pháp nhân cần phải có một khối lượng tài sản nhất định. Và tài sản của pháp nhân còn phải có sự độc lập, tức là pháp nhân có đầy đủ 3 quyền năng của quyền sở hữu là chiếm hữu, sử dụng và định đoạt để không chịu sự chi phối ràng buộc của bất kỳ ai, đảm bảo tư cách chủ thể của pháp nhân. Mặt khác, để thực hiện nguyên tắc bình đẳng giữa các chủ thể nên pháp luật quy định pháp nhân phải tự chịu trách nhiệm bằng khối tài sản đó. Trách nhiệm của pháp nhân khi vi phạm nghĩa vụ không thể do một cơ quan, tổ chức khác gánh vác và các thành viên của pháp nhân chỉ phải chịu trách nhiệm trong phạm vi tài sản của mình đã góp (trừ trường hợp công ty hợp danh) vào pháp nhân. Đây cũng là một yếu tố để phân biệt pháp nhân với thể nhân.
Thứ tư, pháp nhân nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập: Điều kiện này xuất phát từ việc tách bách tài sản (tài sản độc lập) với các cá nhân, tổ chức khác. Với việc sở hữu một khối tài sản riêng, pháp nhân có đủ khả năng để hưởng, tự mình thực hiện các quyền và chịu nghĩa vụ khi tham gia các quan hệ dân sự. Mặt khác, các chủ thể thành lập pháp nhân khi thành lập đã chuyển quyên sở hữu những tài sản mà mình muốn vào khối tài sản chung, do đó cần có một sự thống nhất về mặt ý chí trong việc sử dụng khối tài sản đó. Dựa trên tiêu chí này, pháp luật đã “trừu tượng hóa” điều đó thành “ý chí” của pháp nhân, tức là trao cho pháp nhân một tư cách để pháp nhân “nhân danh” chính mình tham gia các quan hệ dân sự. Tuy nhiên, coi đây là một điều kiện pháp nhân có lẽ chưa thực sự hợp lý, vì việc nhân danh mình của pháp nhân chỉ là một hệ quả tất yếu khi được thành lập hợp pháp và đã có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác.
Một là, thương nhân phải thực hiện các hoạt động thương mại. Khoản 1 Điều 3 Luật Thương mại năm 2005 quy định: “Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.” Đây là đặc điểm luôn đi liền với thương nhân. Muốn xem một chủ thể có phải thương nhân hay không thì phải xem chủ thể đó có hoạt động thương mại hay không.
Hai là, thương nhân phải hoạt động độc lập: Hoạt động độc lập có nghĩa là có khả năng bằng hành vi của mình, nhân danh chính mình tham gia các quan hệ pháp luật và tự chịu trách nhiệm đối với các hành vi đó. Đặc điểm này để phân biệt thương nhân và các chủ thể khác tham gia vào quan hệ thương mại. Chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp không phải là thương nhân vì không có khả năng tham gia và chịu trách nhiệm độc lập trong các quan hệ pháp luật mà chỉ là đơn vị phụ thuộc của thương nhân. Thương nhân phải hoạt động thương mại thường xuyên, mang tính chất nghề nghiệp: Điều này có nghĩa là thương nhân, khi tham gia hoạt động thương mại thì phải thực hiện hoạt động này thường xuyên, nguồn lợi kiếm được từ hoạt động thương mại là nguồn lợi chính, thu nhập chính cho bản thân, tổ chức mình.
Ba là, thương nhân phải đăng ký kinh doanh (đăng ký hoạt động): Tính chất hợp pháp của thương nhân được thể hiện qua hành vi đã hoàn tất thủ tục hành chính liên quan đến việc ra đời của chủ thể hoạt động thương mại. Đó là khi thực hiện xong thủ tục đăng ký kinh doanh và được cấp: (i) Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp ( đối với doanh nghiệp); (ii) Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh ( đối với cá nhân, nhóm kinh doanh, gia đình có hoạt động thương mại thường xuyên); (iii) Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp HTX ( đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã).
Bốn là, thương nhân phải có năng lực hành vi thương mại: Năng lực hành vi thương mại là khả năng của cá nhân, pháp nhân bằng những hành vi của mình làm phát sinh, thay đổi chấm dứt quan hệ pháp luật thương mại.
Tiêu chí
|
Thương nhân
|
Pháp nhân
|
Chủ thể
|
Tổ chức kinh tế, cá nhân
|
Chỉ là tổ chức
|
Phạm vi hoạt động
|
Hoạt động thương mại
|
Nhiều lĩnh vực khác nhau: chính trị, xã hội, quốc tế ...
|
Tài sản
|
Tài sản có thể không độc lập với Thương nhân (VD: Doanh nghiệp tư nhân)
|
Tài sản độc lập với pháp nhân
|
Tư cách pháp nhân
|
Không phải lúc nào cũng có tư cách pháp nhân (VD: Doanh nghiệp tư nhân)
|
Luôn có tư cách pháp nhân
|
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected], [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật thương mại mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận