-->

Thừa kế thế vị và thời hiệu khởi kiện chia di sản thừa kế?

Thời hiệu khởi kiện để người thừa kế yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

Hỏi: Cụ nội em mất năm 1972, cụ bà mất 1986, cụ em sinh được 3 người con trai, 3 người con gái khi các cụ còn sống vẫn ở với ông bà nội em, và sau khi cụ mất thì đất cát được chia cho các em đầy đủ, tuy nhiên còn 1 ao cá diện tích 3 sào dùng làm đất hương hỏa và ông nội em làm và phải chịu sản lượng hàng năm và lo giỗ tết.Phía ông nội em có 5 người con 3 trai 2 gái, con trưởng là bố em mất năm 70, và ông nội em sau này ở cùng chú thứ 2 và tiếp tục làm phần ao 3 sào đó, về bố em thì có mình em là con trai, và cũng là cháu, chắt trưởng, khi ông nội em mất năm 1997 lúc đó em đi làm ăn xa, đến khi em về thì được các em của ông nội em, cùng các cô và chú út ruột mong muốn em dọn vào nhà chú 2 để ở vì đó chính là căn nhà mà cụ nội em để lại vì mọi người đều nói em là cháu đích tôn. Sau nhiều lần nói chuyện thì chú em không đồng ý chuyển cho em với lý do từ trước đến giờ ông chú em vẫn đang thờ cúng các cụ. Năm 2003 chú 2 em mất sau đó các ông bà em ruột của ông nội em viết một đơn đề nghị có chữ ký của tất cả anh em ruột của ông nội em là cho em giữ 2 sào ao (1 sào đã được chú 2 san lấp đất làm nhà cho con trai) trong đó nêu rõ em sẽ có trách nhiệm hương hỏa, thờ cúng các cụ và sẽ được hưởng 1 sào để ở và thờ cúng các cụ, 1 sào dùng để tăng gia hưởng hoa lợi và làm giỗ các cụ. Nhưng sau nhiều lần đơn từ đến xã, huyện nhưng các cấp chính quyền đều không giải quyết được, xuống đến huyện thì huyện đẩy về xã và cho rằng thời điểm ông chú em mất đến nay đã 13 năm ko có đơn từ thì nghiễm nhiên thuộc về chú em vì tất cả 3 đời trước đều không để lại di chúc. Vậy em muốn hỏi luật sư như trường hợp của gia đình em có áp dụng được các điều 677 BLDS năm 2005 không và em có được thừa kế không, vì năm nay em cũng hơn 50 tuổi, con trưởng của em cũng gần 30 tuổi. (Ngọc Hằng - Hà Nội)

>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nguyễn Văn Nam - Tổ tư vấn pháp luật thừa kế - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Thứ nhất, cần khẳng định bạn là người thừa kế thế vị hợp pháp của bố bạn đối với phần di sản mà thời điểm ông nội bạn mất không để lại di chúc. Cụ thể, theo Điều 677 Bộ luật dân sự năm 2005. "Trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống".

Tuy nhiên, đối với diện tích 3 sào dùng để thờ cúng hương hỏa từ thời cụ nội, ông nội và hiện nay chú bạn đang sử dụng với mục đích thờ cúng hương hỏa mà không hề có di chúc cũng như không có xảy ra tranh chấp, yêu cầu phân chia di sản thừa kế nên tính tới thời điểm hiện nay khi chú mất mới thực hiện yêu cầu chia thi sẽ không được thụ lý nữa vì đã hết thời hiệu khởi kiện về thừa kế theo quy định.

"Thời hiệu khởi kiện để người thừa kế yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là ba năm, kể từ thời điểm mở thừa kế". (Điều 645)

Như vậy, toàn bộ ba sào đất trên sẽ thuộc quyền sở hữu của chú hai bạn. Nhưng do chú mất năm 2003 nên vợ và các con của chú sẽ là người được thừa kế di sản đó( tuy nhiên vẫn chỉ được phép sử dụng với mục đích thờ cúng).

**Trường hợp ngoại lệ: Trong trường hợp tất cả con của cụ nội và cô, chú bác và con của chú hai bạn xác nhận phần di sản 3 sàođất từ thời cụ nội để lại chưa chia thì sẽ không áp dụng thời hiệu khởi kiện và chuyển thành tài sản chung của các thừa kế. Do đó, hiện nay nếuthừa kếthỏa thuận được với nhauđể cho con của chú haisử dụng một sào và hai sào còn lại để cho bạn sử dụng làm đất ở và thờ cúng sẽ giải quyết theo thỏa thuận đó hoặc giải quyết theo quy định pháp luật tại Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP :

"2.4. Không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế

a) Trường hợp trong thời hạn mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về quyền thừa kế và có văn bản cùng xác nhận là đồng thừa kế hoặc sau khi kết thúc thời hạn mười năm mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về hàng thừa kế và đều thừa nhận di sản do người chết để lại chưa chia thì di sản đó chuyển thành tài sản chung của các thừa kế. Khi có tranh chấp và yêu cầu Toà án giải quyết thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế, mà áp dụng các quy định của pháp luật về chia tài sản chung để giải quyết và cần phân biệt như sau:

a.1. Trường hợp có di chúc mà các đồng thừa kế không có tranh chấp và thoả thuận việc chia tài sản sẽ được thực hiện theo di chúc khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo di chúc.

a.2. Trường hợp không có di chúc mà các đồng thừa kế thảo thuận về phần mỗi người được hưởng khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo thoả thuận của họ.

a.3. Trường hợp không có di chúc và các đồng thừa kế không có thoả thuận về phần mỗi người được hưởng khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo quy định của pháp luật về chia tài sản chung.

b) Trường hợp người chết để lại di sản cho các thừa kế nhưng các thừa kế không trực tiếp quản lý, sử dụng mà di sản đó đang do người khác chiếm hữu bất hợp pháp hoặc thuê, mượn, quản lý theo uỷ quyền... thì các thừa kế có quyền khởi kiện người khác đó để đòi lại di sản".

Khuyến nghị:

  1. Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
  2. Nội dung tư vấn pháp luật thừa kế mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.