Luật sư tư vấn về Thủ tục xin giấy phép xuất khẩu lao động...
Hỏi: Tôi đã tốt nghiệp đại học ngoại ngữ khoa tiếng trung, và làm xuất khẩu lao động 9 năm nay, và bên đầu ngoại phía Đài Loan có đơn hàng ngoại nay muốn xin giấy phép xuất khẩu lao động Đài Loan thì cần làm những thủ tục gì và chi phí là bao nhiêu? (Trần Mỹ Linh - Hải Dương)
Luật gia Phạm Thị Mai Phương - Tổ tư vấn pháp luật giấy phép lao động- Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
1. Cơ sở pháp lý:
Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2006
Nghị định số 126/2007/NĐ-CP hướng dẫ chi tiết thi hành luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
2. Luật sư tư vấn:
Căn cứ theo quy định tại điều 9, điều 10 Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2006
"Điều9.Điều kiện cấp Giấy phép: Doanh nghiệp có vốn pháp định quy định tại khoản 2 Điều 8 của Luật này có đủ các điều kiện sau đây thì được cấp Giấy phép: 1. Có đề án hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài; 2. Có bộ máy chuyên trách để bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài và hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Trường hợp doanh nghiệp lần đầu tham gia hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài thì phải có phương án tổ chức bộ máy chuyên trách để bồi dưỡng kiến thức cần thiết và hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài; 3. Người lãnh đạo điều hành hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài phải có trình độ từ đại học trở lên, có ít nhất ba năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài hoặc hoạt động trong lĩnh vực hợp tác và quan hệ quốc tế; 4. Có tiền ký quỹ theo quy định của Chính phủ”.
"Điều10.Hồ sơ, thủ tục và lệ phí cấp Giấy phép: 1. Hồ sơ cấp Giấy phép bao gồm: a) Văn bản đề nghị cấp Giấy phép của doanh nghiệp; b) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; c) Các giấy tờ chứng minh đủ điều kiện về vốn pháp định theo quy định tại khoản 2 Điều 8 và các điều kiện quy định tại Điều 9 của Luật này. 2. Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ quy định tại khoản 1 Điều này, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét cấp Giấy phép cho doanh nghiệp sau khi lấy ý kiến của một trong những người có thẩm quyền sau đây: a) Thủ trưởng cơ quan ra quyết định thành lập hoặc đề nghị Thủ tướng Chính phủ thành lập đối với doanh nghiệp nhà nước; b) Người ra quyết định thành lập đối với doanh nghiệp của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; c) Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính đối với doanh nghiệp không thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này. 3. Trường hợp không cấp Giấy phép, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phải trả lời và nêu rõ lý do bằng văn bản cho doanh nghiệp. 4. Doanh nghiệp được cấp Giấy phép phải nộp lệ phí. Mức lệ phí cấp Giấy phép do Chính phủ quy định."
Đối với lệ phí sẽ được quy định như sau:
" Điều 7. Lệ phí cấp Giấy phép (khoản 4 Điều 10 của Luật):1. Lệ phí cấp Giấy phép là 5 triệu đồng. Doanh nghiệp nộp lệ phí cấp Giấy phép tại thời điểm nhận Giấy phép. 2. Việc thu, quản lý và sử dụng lệ phí cấp Giấy phép được thực hiện theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí."
Thẩmquyền giải quyết:Cục quản lý lao động ngoài nước thuộcBộ lao động - thương binh và xã hội.
Thẩm quyền và thời hạn cấp giấy phép.
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội xem xét cấp Giấy phép cho doanh nghiệp sau khi lấy ý kiến của một trong những người có thẩm quyền sau đây:
a)Thủ trưởng cơ quan ra quyết định thành lập hoặc đề nghị Thủ tướng Chính phủ thành lập đối với doanh nghiệp nhà nước;
b) Người ra quyết định thành lập đối với doanh nghiệp của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp;
c) Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính với doanh nghiệp không thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm b ở trên.
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật giấy phép lao động mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận