Văn phòng đại diện không có chức năng ký kết hợp đồng cũng như mua bán, chỉ được giới thiệu sản phẩm mà không được mua bán trực tiếp.
Thứ nhất, quy định của pháp luật về văn phòng đại diện.
Theo khoản 2 Điều 45 Luật Doanh nghiệp năm 2014: “Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó”
Thứ hai, ưu và nhược điểm của văn phòng đại diện.
(i) Ưu điểm: Tiện lợi trong giao tiếp với khách hàng ở một vị trí thuận lợi hơn là đến văn phòng công ty. Thành lập văn phòng đại diện không làm phát sinh nghĩa vụ thuế độc lập, mặt khác doanh nghiệp sẽ có thêm 1 địa điểm thuận lợi hơn để trưng bày sản phẩm, đưa sản phẩm đến với khách hàng hơn.Chức năng chính của văn phòng đại diện khi được thành lập là: Giao dịch và tiếp thị. Khi đó việc ký kết hợp đồng, quảng bá thương hiệu và chăm sóc khách hàng được thực hiện 1 cách dễ dàng mà không bị ảnh hưởng bởi khoảng cách địa lý.
(ii) Nhược điểm: Văn phòng đại diện chỉ có chức năng quảng bá, tiếp thị và giao dịch. Văn phòng đại diện không có chức năng ký kết hợp đồng cũng như mua bán, chỉ được giới thiệu sản phẩm mà không được mua bán trực tiếp.
Loại hình công ty được phép thành lập VPDD là: doanh nghiệp tư nhân, công ty tnhh 1 thành viên, công ty tnhh 2 thành viên và công ty cổ phần
Thứ ba, dịch vụ thành lập văn phòng đại diện tại Công ty Luật TNHH Everest.
A - Tài liệu khách hàng cần chuẩn bị
(i) Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của Doanh nghiệp
(ii) Hợp đồng thuê địa điểm đặt văn phòng đại diện
(iii) Bản sao chứng thực Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân hoặc hộ chiếu của người đứng đầu văn phòng đại diện
B - Các công việc do công ty Luật TNHH Everest thực hiện.
- Dịch vụ tư vấn:
(i) Tư vấn toàn diện các vấn đề có liên quan đến thành lập văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật hiện hành
(ii) Nghiên cứu và xem xét các tài liệu mà khách hành cung cấp
(iii) Tư vấn và kiểm tra về tính hợp pháp, hợp lệ các giấy tờ của khách hàng
- Dịch vụ đại diện theo ủy quyền:
(i) Tiến hành xây dựng hoàn thiện hồ sơ thành lập văn phòng đại diện và nộp tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền
(ii) Đại diện quý khách hàng theo dõi tiến trình giải quyết hồ sơ
(iii) Nhận giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng đại diện tại Sở kế hoạch và đầu tư và bàn giao đầy đủ cho khách hàng.
- Các dịch vụ pháp lý khác
(i) Tư vấn cho doanh nghiệp thực hiện các thủ tục sau khi thành lập văn phòng đại diện công ty
(ii) Giúp đỡ khách hàng về pháp luật trong trường hợp giải quyết khiếu nại ( nếu có)
C - Thành phần hồ sơ
(i) Thông báo về việc đăng ký hoạt động văn phòng đại diện (Phụ lục II-11, Thông tư số 20/2015/TT-BKHĐT);
(ii) Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của chủ sở hữu công ty hoặc Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần, của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh về việc thành lập văn phòng đại diện;
(iii) Bản sao hợp lệ quyết định bổ nhiệm người đứng đầu văn phòng đại diện;
(iv) Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP của người đứng đầu văn phòng đại diện.
(v) Giấy đề nghị bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp (Phụ lục II-18, Thông tư số 20/2015/TT-BKHĐT) đối với doanh nghiệp hoạt động theo Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương chưa thực hiện bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp để được cấp đăng ký doanh nghiệp thay thế nội dung đăng ký kinh doanh trong Giấp phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương.
(v) Hợp đồng cung cấp dịch vụ pháp lý ( hợp đồng ủy quyền) để ủy quyền cho công ty Luật Everest thực hiện.
D - Trình tự thực hiện
- Trình tự thực hiện:
(i) Khi đăng ký hoạt động văn phòng đại diện, doanh nghiệp phải gửi Thông báo lập văn phòng đại diện đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt văn phòng đại diện. Kèm theo Thông báo phải có các văn bản được nêu tại thành phần hồ sơ.
(ii) Trường hợp doanh nghiệp lập văn phòng đại diện ở nước ngoài thì thực hiện theo quy định của pháp luật nước đó. Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày chính thức mở văn phòng đại diện ở nước ngoài, doanh nghiệp phải gửi Thông báo về việc lập văn phòng đại diện ở nước ngoài đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đã đăng ký (Phụ lục II-12, Thông tư số 20/2015/TT-BKHĐT). Kèm theo Thông báo phải có bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng đại diện hoặc giấy tờ tương đương để bổ sung thông tin về văn phòng đại diện của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
- Cách thức thực hiện:
(i) Người đại diện theo pháp luật gửi trực tiếp Thông báo về việc đăng ký hoạt động văn phòng đại diện tới Phòng Đăng ký kinh doanh hoặc qua mạng điện tử theo quy trình trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
(ii) Số lượng hồ sơ: 01 bộ
E- Thời gian thực hiện
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng đại diện cho doanh nghiệp.
Khuyến nghị:
- Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
- Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi những ý kiến này có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
- Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006198, E-mail: [email protected], [email protected].
Bình luận