Các bên có thể thoả thuận về việc bên mua trả chậm hoặc trả dần tiền mua trong một thời hạn sau khi nhận vật mua
Luật gia Phạm Thị Mai Phương – Tổ tư vấn pháp luật Dân sự – Công ty Luật TNHH Everest – trả lời:
Điều 461 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định:Mua trả chậm, trả dần
"1. Các bên có thể thoả thuận về việc bên mua trả chậm hoặc trả dần tiền mua trong một thời hạn sau khi nhận vật mua; bên bán được bảo lưu quyền sở hữu của mình đối với vật bán cho đến khi bên mua trả đủ tiền, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
2. Hợp đồng mua trả chậm hoặc trả dần phải được lập thành văn bản. Bên mua có quyền sử dụng vật mua trả chậm, trả dần và phải chịu rủi ro trong thời gian sử dụng, trừ trường hợp có thoả thuận khác".
Theo thông tin bạn cung cấp, bạn muôn trả góp, nhưng bản chất theo pháp luật đó là hình thức mua trả chậm, trả dần. Theo quy định tại Điều 461 Bộ luật Dân sự năm 2005 thì nếu không có thỏa thuận thì vật mua chỉ thuộc sở hữu của người mua nếu như bên mua trả đủ tiền. Về vấn đề khuyến mại gói trả 12 tháng thì được khuyến mãi không phải trả tháng cuối. Bạn phải xem xét nội dung của hợp đồng giữa hai bên, và bên bán đồng ý có thỏa thuận đó, thì bạn có quyền không phải trả tiền tháng cuối. Trong trường hợp, thỏa thuận đó không phải thỏa thuận trong hợp đồng thì bạn phải trả tiền tháng cuối. Nếu trường hợp bạn không trả, ảnh hưởng đầu tiên đó là tài sản đó sẽ không thuộc quyền sử hữu của bạn. Bạn vi nghĩa vụ thực hiện. Do đó:
"Điều 302.Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ dân sự
1. Bên có nghĩa vụ mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì phải chịu trách nhiệm dân sự đối với bên có quyền.
2. Trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thể thực hiện được nghĩa vụ dân sự do sự kiện bất khả kháng thì không phải chịu trách nhiệm dân sự, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
3. Bên có nghĩa vụ không phải chịu trách nhiệm dân sự nếu chứng minh được nghĩa vụ không thực hiện được là hoàn toàn do lỗi của bên có quyền"
Điều 307.Trách nhiệm bồi thường thiệt hại
1. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại bao gồm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất, trách nhiệm bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần.
2. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất là trách nhiệm bù đắp tổn thất vật chất thực tế, tính được thành tiền do bên vi phạm gây ra, bao gồm tổn thất về tài sản, chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút.
3. Người gây thiệt hại về tinh thần cho người khác do xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người đó thì ngoài việc chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai còn phải bồi thường một khoản tiền để bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị thiệt hại.".
Như vậy, nếu trường hợp bạn không thực hiện dẫn đến vi phạm nghĩa vụ thì bạn phải chịu trách nhiệm dân sự đối với bên bán như: phải trả lãi, bồi thường thiệt hại... và đặc biệt bạn không phải chủ sở hữu của chiếc điện thoại đó.
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật hành chính mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận