Trường hợp của anh/chị, người đứng tên trong hợp đồng mua trả góp là anh/chị, vì vậy về mặt pháp lý anh/chị phải có nghĩa vụ trả tiền cho bên bán.
Hỏi: Vừa qua, tôi có nhận lời giúp đứng tên cho 1 người quen để mua điện thoại đi động (iphone 6) trả góp trong 12 tháng với số tiền trả góp mỗi tháng là 848.000 vnđ. Đến nay đã thanh toán được 4 tháng. Vì người quen đó hàng tháng rất hay chậm trễ tiền đóng phí nên ngân hàng thường xuyên gọi điện hối thúc.Tôi đang là sinh viên nên không có khả năng chi trả giúp. Vậy cho tôi hỏi trường hợp xấu nhất là không thanh toán được hết số nợ còn lại thì tôi sẽ phải chịu những gì và có cách nào sang tên lại hợp đồng đó không?(Hoài Anh - Hồ Chí Minh)
- Theo quy định tại Điều 461 Bộ luật dân sự 2015 quy định về mua trả chậm, trả dần như sau: "1. Các bên có thể thoả thuận về việc bên mua trả chậm hoặc trả dần tiền mua trong một thời hạn sau khi nhận vật mua; bên bán được bảo lưu quyền sở hữu của mình đối với vật bán cho đến khi bên mua trả đủ tiền, trừ trường hợp có thoả thuận khác.2. Hợp đồng mua trả chậm hoặc trả dần phải được lập thành văn bản. Bên mua có quyền sử dụng vật mua trả chậm, trả dần và phải chịu rủi ro trong thời gian sử dụng, trừ trường hợp có thoả thuận khác."
Ở trường hợp của anh/chị, người đứng tên trong hợp đồng mua trả góp là anh/chị, vì vậy về mặt pháp lý anh/chị phải có nghĩa vụ trả tiền cho bên bán. Trong trường hợp người thân của anh/chị không có khả năng chi trả thì anh/chị sẽ phải chịu các khoản trả góp hàng tháng này, nếu anh/chị cung không có khả năng chi trả thì cần phải trả lại tài sản (nguyên trạng) cho bên bán và phải bồi thường phần mất mát, hỏng hóc, hao mòn trên tài sản.
- Theo quy định tại Điều 142 Bộ luật dân sự 2015 như sau: "1. Đại diện theo uỷ quyền là đại diện được xác lập theo sự uỷ quyền giữa người đại diện và người được đại diện.2. Hình thức uỷ quyền do các bên thoả thuận, trừ trường hợp pháp luật quy định việc uỷ quyền phải được lập thành văn bản."
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật dân sự mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận