-->

Thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài mới nhất

Để quý vị hạn chế những khó khăn, vướng mắc pháp lý khi đăng ký kết hôn với người nước ngoài, Công ty Luật TNHH Everest sẽ hướng dẫn các quý vị chi tiết về thủ tục này. Cụ thể như sau:

g

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Điều kiện đăng ký kết hôn với người nước ngoài:

Người nước ngoài cần đáp ứng các điều kiện đăng ký kết hôn theo pháp luật tại đất nước mà họ có quốc tịch. Như vậy, nếu trường hợp người nước ngoài có hai quốc tịch thì họ cần đáp ứng đầy đủ điều kiện đăng ký kết hôn của pháp luật cả hai đất nước đó.

Công dân Việt Nam cần đáp ứng đủ điều kiện kết hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.

Khi người nước ngoài đăng ký kết hôn với công dân Việt Nam tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam thì họ phải đáp ứng đủ điều kiện kết hôn theo pháp luật Việt Nam.

Điều kiện kết hôn theo pháp luật Việt Nam được quy định tại Điều 8, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014:

Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:

- Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;

- Việc kết hôn do nam, nữ tự nguyện quyết định;

- Nam, nữ không bị mất năng lực hành vi dân sự;

Việc kết hôn không thuộc các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.

Các trường hợp cấm kết hôn quy định tại khoản 2, Điều 5 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 bao gồm:


- Kết hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;

- Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồngvới người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;

- Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;


-Tờ khai đăng ký kết hôn mới nhất theo mẫu có dán ảnh 4×6 của nam và nữ.

- Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân được cấp không quá 6 tháng, tính đến ngày tiếp nhận hồ sơ. Đối với một số trường hợp đặc biệt cần trình thêm giấy tờ khác, ví dụ: đối với trường hợp đã ly hôn cần nộp kèm theo bản án/quyết định ly hôn; trường hợp vợ/chồng trước đã mất cần nộp kèm theo giấy chứng tử/giấy báo tử của vợ/chồng trước. Công dân Việt Nam xin giấy xác nhận tình trạng hôn nhân tại Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn nơi người đó có hộ khẩu thường trú. Người nước ngoài xin cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân tại cơ quan có thẩm quyền của nước đó và hợp pháp hóa lãnh sự tại Đại sứ quán/lãnh sự quán Việt Nam trước khi đem về Việt Nam nộp hồ sơ. Nếu cơ quan nước ngoài không cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân thì người nước ngoài có thể nộp tuyên thệ độc thân hoặc giấy tờ khác có giá trị pháp lý tương đương giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.

- Giấy khám sức khỏe của tổ chức y tế có thẩm quyền ở Việt Nam hay tại nước ngoài cấp không quá 6 tháng, tính đến ngày tiếp nhận hồ sơ, xác nhận người đó không mắc các bênh tâm thần, không có khả năng nhận thức, không làm chủ được hành vi của mình.

- Bản sao CMTND / Hộ chiếu đối với người Việt Nam ở trong nước; Hộ chiếu /giấy tờ tùy thân khác có giá trị thay thế như Giấy thông hành/Thẻ cư trú đối với người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

- Bản sao Sổ hộ khẩu / Sổ tạm trú đối với người Việt Nam cư trú tại Việt Nam; Thẻ Thường trú /Thẻ tạm trú /Chứng nhận tạm trú đối với người nước ngoài thường trú /tạm trú tại Việt Nam.

Chú ý: Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp cần được chứng nhận/hợp pháp hóa lãnh sự trước khi đem về Việt Nam sử dụng.

Trình tự các bước khi đăng ký kết hôn với người nước ngoài

Bước 1: Nộp hồ sơ tại Phòng Tư pháp – Ủy ban nhân dân cấp quận/huyện nơi người Việt Nam cư trú.

Bước 2: Xác minh thông tin. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ giấy tờ công chức tư pháp hộ tịch có trách nhiệm xác minh. Đối với một số trường hợp nghi ngờ kết hôn giả tạo hay môi giới, buôn bán phụ nữ thì cán bộ tư pháp sẽ sắp xếp buổi phỏng vấn dành cho hai bên nam, nữ.

Bước 3: Khi xác minh xong thông tin của hai bên nam, nữ, nếu thấy hai bên tự nguyện kết hôn thì cán bộ tư pháp ghi thông tin kết hôn vào sổ hộ tịch. Hai bên nam, nữ cùng ký tên vào sổ hộ tịch và giấy đăng ký kết hôn trước mặt cán bộ tư pháp.

Bước 4: Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp giải quyết và ký, đóng dấu vào giấy chứng nhận đăng ký kết hôn.

Bước 5: Chủ tịch Ủy ban nhân dân trao giấy chứng nhận đăng ký kết hôn cho hai bên nam, nữ. Mỗi bên giữ một bản và có giá trị pháp lý tương đương nhau.

Dịch vụ hỗ trợ thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài của Công ty Luật TNHH Eveerst

- Để hạn chế những sai sót, vướng mắc trong thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài, Everest hỗ trợ tư vấn khách hàng:

- Pháp luật Hôn nhân và gia đình về thủ tục đăng ký kết hôn: tư vấn hồ sơ cần chuẩn bị, cơ quan có thẩm quyền giải quyết, thời gian thực hiện;

- Hỗ trợ khách hàng chuẩn bị giấy tờ trong bộ hồ sơ đăng ký kết hôn với người nước ngoài;

- Giải quyết những vướng mắc tại cơ quan có thẩm quyền với tư cách đại diện theo ủy quyền;
Hướng dẫn khách hàng trong các bước của quá trình đăng ký kết hôn để hạn chế những sai sót xảy ra;

- Hướng dẫn và hỗ trợ khách hàng trong các thủ tục sau khi đăng ký kết hôn như: visa định cư, bảo lãnh định cư, hợp pháp hóa lãnh sự giấy tờ, xin miễn thị thực,…

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật Hôn nhân và Gia đình mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.