Thủ tục chuyển nhượng quyền sở hữu căn hộ chung cư

Trình tự, thủ tục thực hiện giao dịch về nhà ở được quy định tại Điều 120 Luật nhà ở năm 2014.

Hỏi: Tôi muốn mua lại 1 căn hộ chung cư đã bàn giao cho chủ trước được 3 năm rồi. Xin hỏi Luật sư, trình tự thủ tục để tôi mua lại căn hộ đó như thế nào? (Phạm Thanh Bình - Ninh Bình)

>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Bùi Ánh Vân - Tổ tư vấn pháp pháp luật bất động sản của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Với những nội dung mà chủ đầu tư đã tư vấn cho anh thì có những vấn đề khá rủi ro như việc chưa lập hợp đồng chuyển nhượng mà anh đã phải đặt cọc một khoản tiền hay việc những việc khác khi thực hiện tại công ty của chủ đầu tư. Cho nên, bước đầu tiên anh cần xem xét kỹ lưỡng nguồn gốc của căn nhà trên về việc đã thanh lý hay chưa cũng như phải tìm hiểu kỹ về các loại giấy tờ liên quan đến căn nhà này như giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở hoặc các giấy tờ pháp lý khác.

Sau khi tìm hiểu về các vấn đề về nguồn gốc của căn nhà trên thì để hoàn thành thủ tục mua bán anh sẽ phải thực hiện trình tự, thủ tục thực hiện giao dịch về nhà ở theo quy định của Luật nhà ở 2014 như sau:

Điều 120. Trình tự, thủ tục thực hiện giao dịch về nhà ở

"1. Các bên tham gia giao dịch nhà ở thỏa thuận lập hợp đồng mua bán, cho thuê, thuê mua, tặng cho, đổi, thế chấp, góp vốn, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở hoặc văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại (sau đây gọi chung là hợp đồng về nhà ở) có các nội dung quy định tại Điều 121 của Luật này; trường hợp tổ chức tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương thì chỉ cần lập văn bản tặng cho.

2. Các bên thỏa thuận để một bên thực hiện nộp hồ sơ đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở đó; trường hợp mua, thuê mua nhà ở của chủ đầu tư dự án thì chủ đầu tư có trách nhiệm làm thủ tục để cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cho bên mua, bên thuê mua, trừ trường hợp bên mua, bên thuê mua tự nguyện làm thủ tục đề nghị cấp Giấy chứng nhận.

3. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi thực hiện cấp Giấy chứng nhận cho bên mua, bên thuê mua, bên nhận tặng cho, nhận đổi, nhận góp vốn, nhận thừa kế nhà ở cùng với nhận chuyển quyền sử dụng đất ở hợp pháp có nhà ở đó thì đồng thời công nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở cho bên nhận quyền sở hữu nhà ở".

Bên cạnh đó, chủ nhà cũ có tranh chấp hay vay ngân hàng thì điều này không liên quan đến việc chuyển nhượng quyền sở hữu nhà ở giữa anh với chủ đầu tư; cho nên, anh cần xem giấy chứng nhận quyền sở hữu và thực hiện theo quy trình trên để có thể làm thủ tục chuyển nhượng quyền sở hữu nhà ở phù hợp với quy định của pháp luật.

Khuyến nghị:
  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật bất động sản mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.