Thời hạn của hợp đồng thử việc là bao nhiêu ngày?

Hợp đồng thử việc ký kết có thời hạn không quá 60 ngày theo luật định.

Hỏi: Em là sinh viên mới ra trường và hiện đang thử việc trong một công ty. Em có một số thắc mắc sau: 1. Hợp đồng thử việc của em kéo dài 3 tháng, 2. Do công ty có quy trình làm việc riêng nên em phải được qua đào tạo và không có kí hợp đồng đào tạo nào cả (thời gian đào tạo là thời gian thử việc) nhưng thời gian đào tạo chưa hết em đã phải tham gia làm việc như những nhân viên khác. 3. Trong lúc kí hợp đồng thử việc, công ty có yêu em kí thêm một bản cam kết phải làm cho công ty 1 năm. Cam kết nói trong 1 tháng đầu tiên có quyền xin nghỉ, nhưng nếu từ tháng thứ 2 trở đi mà xin nghỉ thì phải bồi thường cho công ty 3 tháng lương. Hiện tại em làm cho công ty được 1 tháng rưỡi và phải nghỉ làm để học tiếp. Và công ty yêu cầu em bồi thường. (Đơn Hà - Thanh Hóa)

>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (26/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nguyễn Minh Anh - Tổ tư vấn pháp luật Lao động Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Vấn đề thứ nhất:

Điều 27 Bộ luật lao động 2012 quy định: "Thời gian thử việc căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc 01 lần đối với một công việc và bảo đảm các điều kiện sau đây:

1. Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;

2. Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp nghềm, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ.

3. Không quá 6 ngày làm việc đối với công việc khác".

Như vậy, việc công ty đưa ra 3 tháng thử việc với bạn là sai quy định pháp luật.

Vấn đề thứ hai

Công ty đào tạo nghề cho bạn để làm việc cho công ty thì giữa công ty và bạn phải ký kết với nhau hợp đồng đào tạo nghề. Vẫn trong thời gian đào tạo nghề mà bạn phải làm việc như nhân viên chính thức thì người sử dụng lao động sẽ phải trả lương cho bạn theo mức năng lực của bạn hoặc do hai bên thỏa thuận. Cụ thể, Điều 61 Bộ luật lao động 2012 quy định: "1. ... Hai bên phải ký kết hợp đồng đào tạo nghề. Hợp đồng đào tạo nghề phải làm thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản. 2. Trong thời gian học nghề, tập nghề, nếu người học nghề, tập nghề trực tiếp hoặc tham gia lao động làm ra sản phẩm hợp quy cách, thì được người sử dụng lao động trả lương theo mức do hai bên thỏa thuận...".

Vấn đề thứ ba

Bạn và công ty ký với nhau bản cam kết phải làm việc cho công ty 1 năm, 1 tháng đầu tiên có quyền xin nghỉ, nhưng nếu từ tháng thứ 2 trở đi mà xin nghỉ thì phải bồi thường cho công ty 3 tháng lương cũng không trái với quy định của pháp luật.

Pháp luật không ngăn cấm thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động, và thỏa thuận này cũng không vi phạm điều cấm của pháp luật.

Khuyến nghị:

  1. Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
  2. Nội dung tư vấn pháp luật lao động mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.