Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 quy định về thời hạn tạm giữ tạm giam đối với tội đánh bác trái phép.
>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật gia Lương Thị Anh Thư - Tổ tư vấn pháp luật Hình sự Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Do yêu cầu bạn hỏi chỉ về người có đã có tiền án trước đây, nên nội dung câu trả lời dưới đây chúng tôi sẽ tập trung phân tích về người này.
Thứ nhất, trường hợp người này đã từng bị kết án 6 tháng án treo vào tháng 5/2014, tính đến thời điểm ngày 29/2/2016 bị bắt về tội đánh bạc. Thì trước đó người này đã được xóa án tích rồi. Căn cứ được quy định tại Điều 64 BLHS 1999 sửa đổi 2009.
Điều 64. Đương nhiên được xoá án tích
“Những người sau đây đương nhiên được xoá án tích:
1. Người được miễn hình phạt.
2. Người bị kết án không phải về các tội quy định tại Chương XI và Chương XXIV của Bộ luật này, nếu từ khi chấp hành xong bản án hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án người đó không phạm tội mới trong thời hạn sau đây:
a) Một năm trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù nhưng được hưởng án treo;
b) Ba năm trong trong trường hợp hình phạt là tù đến ba năm;
c) Năm năm trong trường hợp hình phạt là tù từ trên ba năm đến mười lăm năm;
d) Bảy năm trong trường hợp hình phạt là tù từ trên mười lăm năm”.
Như vậy, người này không còn được coi là có tiền án, tiền sự nữa. Khi phạm tội, sẽ được xử lý như đối với trường hợp người chưa từng bị kết án.
Về trường hợp nhóm người bị bắt quả tang khi đánh bạc có dấu hiệu cấu thành tội phạm theo Điều 248 BLHS được quy định như sau:
Điều 248. Tội đánh bạc
“1. Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 249 của Bộ luật này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có tính chất chuyên nghiệp;
b) Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc có giá trị từ năm mươi triệu đồng trở lên;
c) Tái phạm nguy hiểm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng.”
Điều 48 BLTTHS 2003 quy định:
Đây là trường hợp phạm tội quả tang nên những người này sẽ bị tam giữ để chờ cơ quan điều tra xác minh thêm các chứng cứ, tình tiết liên quan đến vụ án. Về việc tạm giữ và thời hạn tạm giữ được quy định như sau:
Điều 48. Người bị tạm giữ
“1. Người bị tạm giữ là người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp, phạm tội quả tang, người bị bắt theo quyết định truy nã hoặc người phạm tội tự thú, đầu thú và đối với họ đã có quyết định tạm giữ.
2. Người bị tạm giữ có quyền:
a) Được biết lý do mình bị tạm giữ;
b) Được giải thích về quyền và nghĩa vụ;
c) Trình bày lời khai;
d) Tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa;
đ) Đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu;
e) Khiếu nại về việc tạm giữ, quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
3. Người bị tạm giữ có nghĩa vụ thực hiện các quy định về tạm giữ theo quy định của pháp luật”.
Điều 87. Thời hạn tạm giữ
“1. Thời hạn tạm giữ không được quá ba ngày, kể từ khi Cơ quan điều tra nhận người bị bắt.
2. Trong trường hợp cần thiết, người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ, nhưng không quá ba ngày. Trong trường hợp đặc biệt, người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ lần thứ hai nhưng không quá ba ngày. Mọi trường hợp gia hạn tạm giữ đều phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn; trong thời hạn 12 giờ, kể từ khi nhận được đề nghị gia hạn và tài liệu liên quan đến việc gia hạn tạm giữ, Viện kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn.
3. Trong khi tạm giữ, nếu không đủ căn cứ khởi tố bị can thì phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ.
4. Thời gian tạm giữ được trừ vào thời hạn tạm giam. Một ngày tạm giữ được tính bằng một ngày tạm giam”.
Theo quy định trên thì thời hạn tạm giữ là không quá ba ngày, kể từ khi cơ quan điều tra nhận người bị bắt, và không quá 9 ngày đối với trường hợp đặc biệt sau khi đã gia hạn 2 lần. Trong thời gian tạm giữ nếu không đủ căn cứ để khởi tố thì sẽ phải trả tự do cho người bị tạm giữ. Đối với trường hợp này, có dấu hiệu phạm tội nên người này sẽ bị tạm giam để điều tra. Về thời hạn tạm giam BLTTHS quy định như sau:
Điều 120. Thời hạn tạm giam để điều tra
“1. Thời hạn tạm giam bị can để điều tra không quá hai tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá ba tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá bốn tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng”.
Theo thông tin bạn cung cấp, hiện vật thu giữ được do hành vi đánh bạc gây ra là 11 triệu. Người này có thể bị truy cứu TNHS theo khoản 1 Điều 248 BLHS đây là tội ít nghiêm trọng, do đó thời gian tạm giam để điều tra đối với người này là không quá hai tháng.
Do vậy, việc người này tạm giam tận 3 tháng 29 ngày là đã vi phạm pháp luật, bạn có thể làm đơn khiếu nại gửi tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền về hành vi vi phạm này.
Về việc có được tại ngoại không?
Tại Điều 92 Bộ luật tố tụng hình sự quy định về điều kiện và thủ tục bảo lĩnh (bảo lãnh) như sau:
“1. Bảo lĩnh là biện pháp ngăn chặn để thay thế biện pháp tạm giam. Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và nhân thân của bị can, bị cáo, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định cho họ được bảo lĩnh.
2. Cá nhân có thể nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo là người thân thích của họ. Trong trường hợp này thì ít nhất phải có hai người. Tổ chức có thể nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo là thành viên của tổ chức của mình. Khi nhận bảo lĩnh, cá nhân hoặc tổ chức phải làm giấy cam đoan không để bị can, bị cáo tiếp tục phạm tội và bảo đảm sự có mặt của bị can, bị cáo theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Toà án. Khi làm giấy cam đoan, cá nhân hoặc tổ chức nhận bảo lĩnh được thông báo về những tình tiết của vụ án có liên quan đến việc nhận bảo lĩnh.
3. Những người quy định tại khoản 1 Điều 80 của Bộ luật này, Thẩm phán được phân công chủ toạ phiên toà có quyền ra quyết định về việc bảo lĩnh.
4. Cá nhân nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo phải là người có tư cách, phẩm chất tốt, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật. Việc bảo lĩnh phải có xác nhận của chính quyền địa phương nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc. Đối với tổ chức nhận bảo lĩnh thì việc bảo lĩnh phải có xác nhận của người đứng đầu tổ chức.
5. Cá nhân hoặc tổ chức nhận bảo lĩnh vi phạm nghĩa vụ đã cam đoan phải chịu trách nhiệm về nghĩa vụ đã cam đoan và trong trường hợp này bị can, bị cáo được nhận bảo lĩnh sẽ bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác”.
Căn cứ quy định trên thì trong giai đoạn điều tra, gia đình người này có thể làm đơn bảo lĩnh. Tuy nhiên việc người này có được bảo lĩnh hay không tại giai đoạn điều tra do Thủ trưởng Cơ quan điều tra quyết định căn cứ vào tính chất và mức độ phạm tội của người đó. Gia đình có thể cử ra ít nhất hai người (đáp ứng các điều kiện nói trên) làm đơn xin bảo lãnh cho người này tại ngoại, đơn này phải có xác nhận của UBND cấp xã - nơi người bảo lãnh cư trú, sau đó gửi đến cơ quan điều tra có thẩm quyền để được xem xét giải quyết.
Khuyến nghị:
- Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
- Nội dung tư vấn pháp luật hình sự mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận