-->

Thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau có phải tham gia đóng bảo hiểm xã hội?

Quản lý đối tượng:1., BHYT, BHTN...1.7.Người lao động không làm việc và không hưởng tiềnlương từ 14 ngàylàm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng BHXH...

Hỏi: Hiện tại công ty em có một người lao động bị ngã, bị gãy xương sườn và xương đùi, người lao động đã nằm viện 12 ngày và xuất viện về nhà điều trị, hiện nay người lao động vẫn chưa đi làm được và đã xin nghỉ ốm 02 tháng. Vậy trong thời gian nghỉ ốm này người lao động và người sử dụng lao động có phải đóng BHXH không? (Bùi Dương - Ninh Bình)

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198  Luật gia Nguyễn Thanh Hương - Tổ tư vấn pháp luật lao động của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nguyễn Thanh Hương - Tổ tư vấn pháp luật lao động của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Theo quy định tại Quyết định số 959/QĐ-BHXH về ban hành quy định về quản lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế.

"Điều 38. Quản lý đối tượng:1., BHYT, BHTN...1.7.Người lao động không làm việc và không hưởng tiềnlương từ 14 ngàylàm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó. Thời gian nàykhông được tính để hưởng BHXH, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lêntrong tháng theo quy định của pháp luật về BHXH thì không phải đóng BHXH,BHYT, BHTN nhưng vẫn được hưởng quyền lợi BHYT".

Như vậy, đối chiếu với quy định trên thì người lao động trong đơn vị mình chỉ nghỉ 12 ngày hưởng chế độ ốm đau thì cả người lao động và đơn vị sử dụng lao động vẫn phải tham gia đóng bảo hiểm xã hội.

- Thứ hai, liên quan tới hưởng chế độ dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau ốm đau.

"Điều 29.1. Người lao động đã nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau đủ thời gian trong một năm theo quy định tại Điều 26 của Luật này, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu trở lại làm việc mà sứckhỏechưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sứckhỏetừ 05 ngày đến 10 ngàytrongmột năm.Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sứckhỏebao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.Trường hợpcó thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó được tính cho năm trước".

Theo đó, dưỡng sức sau ốm đau chỉ áp dụng đối với những đối tượng lao động đã đi làm trở lại sau ốm đau, tai nạnnhưng sức khỏe chưa phục hồi mà có yêu cầu thì làm hồ sơ để hưởng chế độ này. Do vậy, đối chiếu với trường hợp của người lao động trên sau khi điều trị ra viện thì xin nghỉ luôn 2 tháng ở nhà để điều trị thì không được tính là thời gian nghỉ hưởng chế chộ dưỡng sức, phục hồi được. Trường hợp này giữa người lao động và đơn vị có thể thỏa thuận với nhau về việc nghỉ không hưởng lương.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật lao động mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.