Thế nào là lạm dụng lao động trẻ em?

Hành vi lạm dụng lao động trẻ em là những hành vi của cha mẹ, người giám hộ, người sử dụng trẻ em bắt trẻ em làm những công việc quá sức quá thời gian, nặng nhọc, làm việc trong môi trường độc hại... làm ảnh hưởng tới sự phát triển, học tập vui chơi của các em.

Hỏi: Đề nghị Luật sư tư vấn, hành vi nào bị coi là lạm dụng lao động trẻ em, hoặc sử dụng trẻ em làm công việc trái với quy định của pháp luật lao động? (Nguyễn Hoan- Bắc Giang).
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198


Căn cứ khoản 7 Điều 7 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004, đã được hướng dẫn chi tiết tại Điều 9 Nghị định số 71/2011/NĐ-CP ngày 22.08.2011 thì hành vi lạm dụng lao động trẻ em (công dân Việt Nam dưới 16 tuổi) và các hành vi sử dụng trẻ em làm công việc trái với quy định của pháp luật lao động, gồm:

"1. Cha, mẹ, người giám hộ, người nhận nuôi dưỡng trẻ em bắt trẻ em làm công việc gia đình quá sức, quá thời gian, ảnh hưởng đến việc học tập, vui chơi, giải trí, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của trẻ em hoặc bắt trẻ em làm những công việc mà pháp luật không cho phép.

2. Người nhận dạy nghề cho trẻ em bắt trẻ em làm công việc quá sức, nặng nhọc, quá thời gian, trong môi trường độc hại, nguy hiểm ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của trẻ em.

3. Sử dụng lao động trẻ em không trả công hoặc trả công không tương xứng, không có cam kết của cha, mẹ, người giám hộ, không có hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật; bắt trẻ em lao động quá sức, quá thời gian, nặng nhọc, trong môi trường độc hại, nguy hiểm; sử dụng trẻ em làm những công việc trái với quy định của pháp luật về lao động.

4. Sử dụng trẻ em làm những công việc trong vũ trường, cơ sở xoa bóp, vật lý trị liệu, sòng bạc, nhà hàng ka-ra-ô-kê, quán rượu, quán bia hoặc những nơi có nguy cơ ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của trẻ em.

5. Sử dụng trẻ em để mua, bán, vận chuyển hàng giả, hàng cấm, hàng trốn thuế.

6. Để trẻ em tham gia, sử dụng trẻ em trong sản xuất, kinh doanh, phổ biến sản phẩm văn hóa, thông tin, truyền thông, đồ chơi, trò chơi, đồ dùng có nội dung bạo lực, đồi trụy, nguy hiểm, không phù hợp hoặc có hại cho sự phát triển của trẻ em".

Luật sư Nguyễn Thị Yến - Trưởng nhóm tư vấn pháp luật trực tuyến của Công ty Luật TNHH Everest, tổng hợp:

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật hôn nhân và gia đình mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.