-->

Khởi kiện hành vi dụ dỗ trẻ vị thành niên bỏ nhà?

Hành vi dụ dỗ trẻ vị thành niên bỏ nhà đi là một hành vi phạm pháp.

Hỏi: Tôi có một người em gái, sinh ngày 02/11/2000. Vào khoảng 19 giờ ngày 21/07/2015 em tôi có xin đi chơi cùng một em kế bên nhà, em đi cùng khoảng 15 tuổi. Đến khoảng 21 giờ cùng ngày không thấy em tôi về gia đình tôi đi tìm kiếm, qua thăm hỏi thì được biết em tôi bị hai thanh niên (trên 18 tuổi) dụ dỗ em tôi bỏ nhà ra đi, gia đình tôi liên tục gọi điện cho em tôi nhưng không được. Đến khoảng 21 giờ ngày 22/07/2015 mẹ tôi có điện thoại vào số máy của em tôi thì nghe giọng thanh niên bắt máy và chửi thề rồi cúp máy. Sau đó gia đình tôi điện thoại thì mất liên lạc. Đến khoảng 18 giờ ngày 24/7/2015 em tôi gọi điện thoại về và nói đang ở Sài Gòn và muốn về nhưng không có tiền và có nói bị hai thanh niên kia dẫn đi. Đến nay chưa thấy em tôi hồi âm. Xin cho hỏi tôi phải có bằng chứng gì để mới khởi tố hai thanh niên kia? (Phùng Tiến - Hà Nội)


>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nguyễn Đại Hải - Tổ tư vấn pháp luật tố tụng của Công ty Luật TNHH Everest - Trả lời:

Hành vi dụ dỗ trẻ em bỏ nhà rađi là một hành vi cấu thành tội phạm.

Theo Điều 7 Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em 2004 quy định:"Điều 7.Các hành vi bị nghiêm cấmNghiêm cấm các hành vi sau đây:1. Cha mẹ bỏ rơi con, người giám hộ bỏ rơi trẻ em được mình giám hộ;2. Dụ dỗ, lôi kéo trẻ em đi lang thang; lợi dụng trẻ em lang thang để trục lợi;3. Dụ dỗ, lừa dối, ép buộc trẻ em mua, bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng trái phép chất ma tuý; lôi kéo trẻ em đánh bạc; bán, cho trẻ em sử dụng rượu, bia, thuốc lá, chất kích thích khác có hại cho sức khoẻ;4. Dụ dỗ, lừa dối, dẫn dắt, chứa chấp, ép buộc trẻ em hoạt động mại dâm; xâm hại tình dục trẻ em;5. Lợi dụng, dụ dỗ, ép buộc trẻ em mua, bán, sử dụng văn hoá phẩm kích động bạo lực, đồi trụy; làm ra, sao chép, lưu hành, vận chuyển, tàng trữ văn hoá phẩm khiêu dâm trẻ em; sản xuất, kinh doanh đồ chơi, trò chơi có hại cho sự phát triển lành mạnh của trẻ em;6. Hành hạ, ngược đãi, làm nhục, chiếm đoạt, bắt cóc, mua bán, đánh tráo trẻ em; lợi dụng trẻ em vì mục đích trục lợi; xúi giục trẻ em thù ghét cha mẹ, người giám hộ hoặc xâm phạm tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự của người khác;7. Lạm dụng lao động trẻ em, sử dụng trẻ em làm công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với chất độc hại, làm những công việc khác trái với quy định của pháp luật về lao động;8. Cản trở việc học tập của trẻ em;9. áp dụng biện pháp có tính chất xúc phạm, hạ thấp danh dự, nhân phẩm hoặc dùng nhục hình đối với trẻ em vi phạm pháp luật;10. Đặt cơ sở sản xuất, kho chứa thuốc trừ sâu, hoá chất độc hại, chất dễ gây cháy, nổ gần cơ sở nuôi dưỡng trẻ em, cơ sở giáo dục, y tế, văn hoá, điểm vui chơi, giải trí của trẻ em".

Như vậy hành vi dụ dỗ em gái anh bỏ nhà đi là một hành vi phạm pháp. Nếu em gái anh có thực hiện các hành vi phạm pháp hoặc có lối sống sa đọa thì 2người thanh niên kia sẽ bị xử lý về tội dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên phạm pháp tại Điều 252 Bộluật Hình sự 1999.

Nếu người nào có hành vi giao cấu với em gái anh thì sẽ bị xử lý về tội giao cấuvới trẻ em theo Điều 115 Bộ luật Hình sự, nếu giao cấu có sử dụng bạo lựcđể ép buộc em gái anh thì sẽ cấu thành tội hiếp dâm trẻ em theo Điều 112. Em gái anh đã liên lạcvới gia đình và muốn trở về nhưng sau đó mất liên lạc thì có thể em gái anh đã bị bắt cóc. Hai người đó đã bắt, giữ, giam người trái pháp luật

Bây giờ gia đình nên đến Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án hoặc với các cơ quan khác, tổ chứcđể trình báo về sự việcđể các cơ quan chức năng vào cuộc và tránh rủi rođáng tiếc có thể xảy ravới em. Các cơ quan chức năng sẽ tiếp nhậntố giác của bạn và giải quyếttheo đúng quy định của pháp luật. Khi có trình báo, các cơ quan,đoàn thể, tổ chức có trách nhiệm phải giải quyết để bảo vệquyền lợi của trẻ em theo quy định của Luật bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em,Bộ luật hình sự.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật tố tụng mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.