Cục quản lý cạnh tranh - Bộ Công thương và Sở Công thương (cấp tỉnh) nơi công ty có trụ sở hoặc chi nhánh là cơ quan quản lý bán hàng đa cấp, tùy theo từng nội dung quản lý bán hàng đa cấp cụ thể.
Hỏi: Tôi là sinh năm 1990, thường trú tại Từ Liêm, Hà Nội. Tôi bị bạn bè rủ rê đầu tư vào một công ty đa cấp, đến nay tôi muốn rút vốn về nhưng không được. Đề nghị Luật sư tư vấn, cơ quan có thẩm quyền xử lý vấn đề trên?
Luật gia Đào Thị Thu Hường - Tổ tư vấn pháp luật Doanh nghiệp - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Về thẩm quyền xử lý vi phạm: Các cơ quan quản lý nhà nước về bán hàng đa cấp được quy định tại Chương 6 Nghị định 42/2014/NĐ-CP ngày 14/5/2014 về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp, bao gồm:
Khoản 1 Điều 32 Nghị định số 42/2014/NĐ-CP ngày 14/5/2014 về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp:
“Cơ quan Quản lý cạnh tranh thuộc Bộ Công Thương có trách nhiệm giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương trong các nội dung quản lý cụ thể sau đây:
a) Cấp, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp;
b) Thu, quản lý và sử dụng phí, lệ phí cấp, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp theo quy định của pháp luật;
c) Thông báo việc cấp, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp tới các Sở Công Thương nơi doanh nghiệp tổ chức hoạt động bán hàng đa cấp;
d) Lưu trữ hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp;
đ) Hướng dẫn, phối hợp với các Sở Công Thương và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác tiến hành kiểm tra, giám sát hoạt động bán hàng đa cấp;
e) Trực tiếp kiểm tra, giám sát hoạt động bán hàng đa cấp khi cần thiết; xử lý theo thẩm quyền hoặc thông báo, chuyển cơ quan có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm quy định của pháp luật về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp;
g) Xây dựng và trình các cấp có thẩm quyền ban hành hoặc sửa đổi các văn bản pháp luật có liên quan đến việc bảo đảm trật tự trong tổ chức hoạt động bán hàng đa cấp, bảo vệ quyền lợi của người tham gia bán hàng đa cấp, người tiêu dùng và giữ ổn định kinh tế - xã hội;
h) Thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định tại Nghị định này.”
Khoản 2 Điều 32 Nghị định số 42/2014/NĐ-CP ngày 14/5/2014 về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp:
“Sở Công Thương giúp Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong các hoạt động sau:
a) Thanh tra, kiểm tra, giám sát theo thẩm quyền hoạt động bán hàng đa cấp tại địa phương;
b) Xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý các vi phạm pháp luật về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp theo quy định của pháp luật;
c) Báo cáo Bộ Công Thương về việc tiếp nhận hồ sơ thông báo hoạt động của doanh nghiệp bán hàng đa cấp tại địa phương theo quy định tại Điều 17 Nghị định này;
d) Báo cáo theo định kỳ hàng năm với Bộ Công Thương về kết quả kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm pháp luật về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp trên địa bàn;
đ) Thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định tại Nghị định này.”
Căn cứ quy định nêu trên, Cục quản lý cạnh tranh - Bộ Công thương và Sở Công thương (cấp tỉnh) nơi công ty có trụ sở hoặc chi nhánh là cơ quan quản lý bán hàng đa cấp, tùy theo từng nội dung quản lý bán hàng đa cấp cụ thể. Nếu anh (chị) cho rằng công ty đa cấp có sai phạm, có thể gửi đơn khiếu nại tới các cơ quan quản lý nêu trên.
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật doanh nghiệp mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thôngtintrong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận