-->

Tập thể người lao động tự ý ngừng việc có phải là đình công không?

Việc người lao động tự ý ngừng việc khi có mâu thuẫn về lợi ích với người sử dụng lao động đang tồn tại khá phổ biến trong thực tiễn hiện nay. Việc này ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của chính người lao động và cả ngưới sử dụng lao động.

[?]Tập thể người lao động trong công ty tôi đã tự ý ngừng việc với lý do công ty ngày càng phát triển nên áp lực với công việc nhiều, người lao động cần có nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn nên yêu cầu giảm thời gian lao động so với thời gian ghi trong thỏa ước lao động tập thể mà không được giám đốc công ty đồng ý. Nhờ luật sư tư vấn cho tôi trường hợp này có phải đình công không và đây có phải là đình công hợp pháp hay không? (Lê Hưng – Hòa Bình)

Luật sư tư vấn pháp luật lao động - Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài (24/7): 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật lao động - Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài (24/7): 1900 6198

Luật gia Phạm Hải Anh - Tổ tư vấn pháp luật Lao động của Công ty Luật TNHH Everest - Trả lời:

Điều 209 Bộ luật Lao động 2012 quy định:

1. Đình công là sự ngừng việc tạm thời, tự nguyện và có tổ chức của tập thể lao động nhằm đạt được yêu cầu trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động.

2. Việc đình công chỉ được tiến hành đối với các tranh chấp lao động tập thể về lợi ích và sau thời hạn quy định tại khoản 3 Điều 206 của Bộ luật này”.

Khoản 9 Điều 3 Bộ luật Lao động 2012 quy định về tranh chấp lao động tập thể về lợi ích như sau: “Tranh chấp lao động tập thể về lợi ích là tranh chấp lao động phát sinh từ việc tập thể lao động yêu cầu xác lập các điều kiện lao động mới so với quy định của pháp luật về lao động, thoả ước lao động tập thể, nội quy lao động hoặc các quy chế, thoả thuận hợp pháp khác trong quá trình thương lượng giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động”.

Tranh chấp này là tranh chấp giữa tập thể người lao động với người sử dụng lao động nên là tranh chấp lao động tập thể. Ở đây, tranh chấp này liên quan đến việc giảm thời gian lao động so với thỏa ước lao động tập thể khi công ty ngày càng phát triển, tức là, liên quan đến lợi ích của người lao động mà chưa được quy định trong thỏa ước lao động tập thể nên đây là tranh chấp lao động tập thể về lợi ích.

Khoản 3 Điều 206 Bộ luật Lao động 2012 quy định: “Sau thời hạn 05 ngày, kể từ ngày Hội đồng trọng tài lao động lập biên bản hòa giải thành mà một trong các bên không thực hiện thỏa thuận đã đạt được thì tập thể lao động có quyền tiến hành các thủ tục để đình công.

Trong trường hợp Hội đồng trọng tài lao động lập biên bản hòa giải không thành thì sau thời hạn 03 ngày, tập thể lao động có quyền tiến hành các thủ tục để đình công”.

Điều 215 Bộ luật này quy định trường hợp đình công bất hợp pháp gồm: “3. Khi vụ việc tranh chấp lao động tập thể chưa được hoặc đang được cơ quan, tổ chức, cá nhân giải quyết theo quy định của Bộ luật này”.

Như vậy, việc đình công của tập thể người lao động trong trường hợp này là bất hợp pháp vì tranh chấp giữa tập thể người lao động và người sử dụng lao động của công ty anh chưa được giải quyết theo quy định của luật.


Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật:1900 6198, E-mail:[email protected].