Hợp đồng tặng cho tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, còn bên được tặng cho đồng ý nhận.
Hỏi: Cách đây 05 tháng, tôi có quen một người đàn ông Malaysia khoảng 45 tuổi. Ông ta rất muốn tôi để ý và quan tâm tới ông ta nên làm mọi cách để lấy lòng tôi. Ông ta có đề nghị tôi đưa số tài khoản ngân hàng để ông chuyển tiền là 16 000 USD cho tôi.Lúc đầu tôi rất lo lắng vì chưa bao giờ có ai cho mình nhiều tiền như thế nên không nhận nhưng người đàn ông kia trấn an là ông ấy chuyển tiền để giúp đỡ cuộc sống của tôi thôi. Ông ta đã chuyển tiền qua Ngân hàng cách đây 04 tháng, bằng chứng duy nhất là giấy chuyển tiền từ ngân hàng của ông ta. Qua một thời gian tìm hiểu, do bất đồng ngôn ngữ và tính cách nên xảy ra nhiều mâu thuẫn, ông ta trở mặt, thẳng thừng đòi lại số tiền đó và dọa sẽ kiện tôi và làm cho tôi mất việc.Đề nghị Luật sư tư vấn,việc làm của tôi liệu có phạm tội hay không? Tôi không rõ liệu mình có bị người đó vu cho tội lạm dụng sự tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản hay không? Số tiền đó tôi mới lo cho cuộc sống một phần, tôi có nên trả phần còn lại cho ông ta không? (Kiều Mai - Quảng Ninh)
Thứ nhất, về hành vi nhận tiền từ người đàn ông ngoại quốc: Việc người đàn ông đó chuyển số tiền 16.000 USD vào thẻ ngân hàng của bạn được coi là hợp đồng tặng cho tài sản. Tại Điều 465 Bộ luật dân sự 2005 quy định: “Hợp đồng tặng cho tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, còn bên được tặng cho đồng ý nhận”. Hiệu lực của hợp đồng tặng cho tài sản là tiền này phát sinh ngay sau khi chịnhận số tiền đó.
Thứ hai, về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Tại Khoản 1, Điều 140 Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung 2009) quy định về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản: “Người nào có một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ một triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới một triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm:a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó;b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản”.Như vậy, căn cứ vào các quy định trên, trường hợp của chịnhận tiền từ người đàn ông mang quốc tịch Malaysia chỉ làm phát sinh hợp đồng tặng cho tài sản (Điều 465 Bộ luật Dân sự) không đủ yếu tố để cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Điều 140 Bộ luật Hình sự 1999), cũng không phạm tội chiếm đoạt tài sản.
Thứ ba, về việc sử lý số tiền mà chịđã nhận: Vì hợp đồng tặng cho tài sản là tiền giữa chịvà người đàn ông kia đã có hiệu lực, người tặng cho cũng không có điều kiện của hợp đồng, không yêu cầu phải đền bù, do đó chịkhông có nghĩa vụ trả lại khoản tiền đã nhận này. Chịđã dùng một phần số tiền đó để lo cuộc sống hàng ngày, số còn lại việc trả lại ông ta hay không hoàn toàn do bạn quyết định.
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật dân sự mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận