Hỏi: Tôi lấy chồng và có 2 con chung đến năm 2012 chồng tôi ngoại tình và chúng tôi ly hôn (tôi thuận tình và không yêu cầu tài sản). Tôi nuôi cả 2 cháu. Bản thân anh ta cảm thấy có lỗi nên chuyển cho tôi 700 triệu để mua ô tô qua tài khoản ngân hàng (ô tô đứng tên tôi). Sau một thời gian tôi không dùng nữa nên bán và anh ta kiện tôi tội lạm dụng lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Vậy tôi xin hỏi việc anh ta tự nguyện đưa cho tôi và tài sản mang tên tôi, nếu anh ta kiện thì tôi có bị mang tội không? (Linh Kiều - Hà Nam)
Luật gia Nguyễn Thành Đạt - Tổ tư vấn pháp luật hình sự - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Thứ nhất, về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản:
Điều 139 Bộ Luật hình sự sửa đổi năm 2009 quy định cấu thành tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Cụ thể:
“Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từsáu tháng đến ba năm…”.
Như vậy chỉ được coi là lừa đảo chiếm đoạt tài sản khi: người phạm tội dùng các thủ đoạn gian dối như cố ý đưa ra thông tin không đúng sự thật, mạo danh… nhằm làm cho người bị hại tin đó là sự thật. Từ đó người bị hại “tự nguyện” trao tài sản của mình cho người phạm tội.
Thứ hai, về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
Cầu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản được quy định tại khoản 1 điều 140 Bộ luật hình sự. Cụ thể:
“1. Người nào có một trong những hành vi sau đâychiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ một triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới một triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm: a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn giandối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó; b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đóvào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản".
Như vậy chỉ được coi là lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản khi người phạm tội vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng hợp pháp rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó, hoặc sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản. Mong muốn, ý định chiếm đoạt tài sản của người khác có sau khi hai bên đã thực hiện hợp đồng một cách hợp pháp.
Xét trường hợp của bạn, chồng cũ tự nguyện gửi tiền cho bạn. Bạn không hề dùng bất cứ thủ đoạn gian dối nào trước hay sau khi chồng bạn chuyển 700 triệu qua tài khoản cho bạn. Lúc này bạn hoàn toàn có quyền định đoạt số tài sản này.Việc bạn sử dụng tiền để mua/ bán ô tô là hoàn toàn hợp pháp. Chiểu theo quy định của pháp luật đã trích dẫn trên thì bạn không phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản hay tội lạm dụng tín nhiệm chiế đoạt tài sản.
Khuyến nghị:
- Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
- Nội dung tư vấn pháp luật hình sự mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận