Việc bên vay có phải chịu trách nhiệm gì không còn phụ thuộc vào quyết định, bản án của Tòa án. Trường hợp xấu nhất có thể xảy đến là bên vay phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo Điều 140 Bộ luật hình sự 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009).
Hỏi:Tôicó cho người ta vay 30 triệu đồng. Hai bên có viết giấy cam đoan là vay trong ba tháng với lãi suất 0% (Từ tháng 4 năm 2014 đến hết tháng 7/2014). Từ đó đến nay, tôi yêu cầu người này trả. Mà họ dây dưa không chịu trả. Đề nghị Luật sư tư vấn, tôimuốn kiện người này thì tôi phải làm như thế nào và họ có phải chịu hình phạt gì của pháp luật không? (Nguyễn Kim Oanh - Thái Bình)
Luật gia Trần Huy Hoàng - Tổ tư vấn pháp luật hợp đồng của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Trường hợp của anh (chị) là trường hợp cho vay có kì hạn và
không có lãi suất thuộc Khoản 1 Điều 478Bộ luật dân sự 2005:
Đối với hợp đồng vay có kỳ hạn và không có lãi thì bên vay có
quyền trả lại tài sản bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên cho vay một
thời gian hợp lý, còn bên cho vay chỉ được đòi lại tài sản trước kỳ hạn, nếu được
bên vay đồng ý.
Theo đó“Bên vay tài sản là tiền thì
phải trả đủ tiền khi đến hạn”(Khoản 1 Điều
474 Bộ luật dân sự).“Trong trường hợp vay không có
lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải
trả lãi đối với khoản nợ chậm trả theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước
công bố tương ứng với thời hạn chậm trả tại thời điểm trả nợ, nếu có thoả thuận”.(Khoản 4 Điều 474 Bộ luật dân sự).
Như vậy, sau 3 tháng theo thời hạn hai bên đã thỏa thuận mà
bên vay không trả tiền cho anh (chị) thì bên vay có nghĩa vụ trả lãi đối với 30
triệu đồng đã vay anh (chị) theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố
tương ứng với quãng thời gian mà bên vay chậm trả tính đến thời điểm trả nợ.
Trong trường hợp anh (chị) muốn khởi kiện bên vay, anh (chị)
có thể nộp đơn khởi kiện đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú, làm
việc (Điều 33, Điều 35Bộ luật tố tụng dân sự 2004 sửa đổi, bổ sung năm
2011).
Hồ sơ nộp để Tòa án giải quyết bao gồm: Đơn khởi kiện; Giấy tờ
cá nhân (Chứng minh nhân dân, hộ khẩu,...); Các giấy tờ liên quan đến vụ kiện
(Giấy vay nợ tài sản,...),...
Việc bên vay có phải chịu trách nhiệm gì không còn phụ thuộc
vào quyết định, bản án của Tòa án. Trường hợp xấu nhất có thể xảy đến là bên
vay phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo Điều 140Bộ luật
hình sự 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009):
1. Người nào có một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt
tài sản của người khác có giá trị từ một triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng
hoặc dưới một triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành
chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa
được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm
hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm:a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được
tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối
hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó; b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được
tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào
mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản".
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật hợp đồng mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận