-->

Tại sao lương trong hợp đồng lao động thường thấp hơn so với giá trị lương thực tế

Liệu rằng hành động trên của doanh nghiệp có đơn giản như nhiều người vẫn nghĩ? Và hậu quả pháp lý sau cùng của hành vi này thực sự là gì?

Tại sao một số Doanh nghiệp lại ghi giá trị lương trả cho người lao động trong hợp đồng thấp hơn so với giá trị trả lương thực tế?

Luật sư tư vấn pháp luật tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198


Hiện này, thực trạng các doanh nghiệp đưa ra hợp đồng trong đó có quy định mức lương thấp hơn nhiều lần so với mức lương chi trả trong thực tế cho người lao động xảy ra phổ biến ở nhiều nơi. Vì hàng tháng người lao động vẫn nhận được mức lương đúng như thỏa thuân ban đầu trước khi ký kết hợp đồng, nên thường mặc nhiên đồng ý với bản hợp đồng có phần “kì lạ” này.


Nghĩa vụ đóng BHXH của người sử dụng lao động

Theo đó, tại Điều 21, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, có quy định:

“Điều 21. Trách nhiệm của người sử dụng lao động

1. Lập hồ sơ để người lao động được cấp sổ bảo hiểm xã hội, đóng, hưởng bảo hiểm xã hội.

2. Đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều 86 và hằng tháng trích từ tiền lương của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 85 của Luật này để đóng cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm xã hội.

3. Giới thiệu người lao động thuộc đối tượng quy định tại điểm a khoản 1, khoản 2 Điều 45 và Điều 55 của Luật này đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa.

4. Phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trả trợ cấp bảo hiểm xã hội cho người lao động.

5. Phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động, xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội khi người lao động chấm dứthợp đồnglao động,hợp đồnglàm việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật.

6. Cung cấp chính xác, đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu liên quan đến việc đóng, hưởng bảo hiểm xã hội theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước cóthẩm quyền, cơ quan bảo hiểm xã hội.

7. Định kỳ 06 tháng, niêm yết công khai thông tin về việc đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động; cung cấp thông tin về việc đóng bảo hiểm xã hội của người lao động khi người lao động hoặctổ chứccông đoàn yêu cầu.

8. Hằng năm, niêm yết công khai thông tin đóng bảo hiểm xã hội của người lao động do cơ quan bảo hiểm xã hội cung cấp theo quy định tại khoản 7 Điều 23 của Luật này”.

Tại khoản 3, Điều 4, Quyết định số 595/QĐ-BHXH khi quy định về đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc cũng có đề cập:“Người sử dụng lao động tham gia BHXH bắt buộc bao gồm: cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo HĐLĐ”

Từ đó, ta thấy rằng một trong những nghĩa vụ không thể thiếu, gắn liền với người sử dụng lao động đó là Đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động.

Cụ thể, pháp luật Việt Nam có quy định như sau:

Về cơ sở đóng bảo hiểm xã hội, hàng tháng các đơn vị sử dụng lao động đóng bảo hiểm xã hội dựa trên quỹ tiền lương đóng BHXH của người lao động.

Về mức đóng cụ thể, Mức đóng BHXH = Tiền lương hàng tháng làm căn cứ tính bảo hiểm x Tỷ lệ trích đóng các khoản BH theo luật định, trong đó, Doanh nghiệp sẽ phải trích: 3% vào quỹ ốm đau và thai sản; 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất.Trong trường hợp người lao động là người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn thì người sử dụng lao động hàng tháng phải đóng 14% mức lương cơ sở vào quỹ hưu trí và tử tuất cho người đó (Khoản 2, Điều 5, Quyết định số 595/QĐ-BHXH).

Ngoài ra, người sử dụng còn phải đóng các loại bảo hiểm khác như: Bảo hiểm y tế (3% tiền lương hàng tháng của người lao động), Bảo hiểm tai nạn nghề nghiệp - bệnh nghề nghiệp (0,5% tiền lương hàng tháng của người lao động), Bảo hiểm thất nghiệp (1% tiền lương hàng tháng của người lao động). Cùng với đó, kinh phí công đoàn cũng là một khoản đóng bắt buộc của doanh nghiệp không phụ thuộc vào việc doanh nghiệp đó có tổ chức công đoàn hay không (tương ứng với 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động)


Quỹ tiền lương làm căn cứ đóng các loại bảo hiểm

Ngoài mức lương hàng tháng của người lao động, quỹ tiền đóng bảo hiểm còn bao gồm :

“2. Phụ cấp lương, ghi các khoản phụ cấp lương mà hai bên đã thỏa thuận, cụ thể:

a) Các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuậntrong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ.

b) Các khoản phụ cấp lương gắn với quá trình làm việc và kết quả thực hiện công việc của người lao động.

3. Các khoản bổ sung khác, ghi các khoản bổ sung mà hai bên đã thỏa thuận, cụ thể:

a) Các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương.

b) Các khoản bổ sung không xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động, trả thường xuyên hoặc không thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương gắn với quá trình làm việc, kết quả thực hiện công việc của người lao động”

Ví dụ như: phụ cấp chức vụ, phụ cấp chức danh; phụ cấp trách nhiệm; phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;…

Tuy nhiên, tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc không bao gồm các khoản chế độ và phúc lợi khác, như tiền thưởng theo quy định tạiĐiều 103 của Bộ luật lao động, tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong HĐLĐ theoKhoản 11 Điều 4 của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP (Khoản 2, Điều 6, Quyết định số 595/QĐ-BHXH)

Đặc biệt, đối với trường hợp của bảo hiểm thất nghiệp, quỹ lương đóng BHXH chỉ bao gồm tiền lương hàng tháng.

Từ những phân tích trên, ta thấy được rằng tất cả mức bảo hiểm mà hàng tháng người sử dụng lao động (Các doanh nghiệp) phải chi đều dựa vào mức lương và trợ cấp hàng tháng mà họ trả cho người lao động trên cơ sở hợp đồng đã kí kết. Mức lương càng cao thì số tiền đóng bảo hiểm xã hội càng lớn. Đó chính là nguyên nhân chính lý giải vì sao nhiều doanh nghiệp khi kí kết hợp đồng cố tình giảm số tiền lương thấp hơn so với giá trị thực tế, với mục đích giảm chi phí đóng bảo hiểm xã hội.


Hậu quả pháp lý của hành vi lập hợp đồng lao động với mức lương thấp hơn so với thực tế

Liệu rằng hành vi trên của doanh nghiệp không hề gây ra hậu quả gì như nhiều người vẫn tưởng? Câu trả lời là không. Hành vi trên sẽ mang đến những hậu quả bất lợi cho chính người lao động về sau. Bởi lẽ, khoản tiền mà doanh nghiệp bỏ ra để mua bao hiểm xã hội càng thấp cũng đồng nghĩa với việc các khoản người lao động được hưởng khi nghỉ việc hay nghỉ thai sản,... càng ít.

Vì lẽ đó, bản thân người lao động cần tự nâng cao ý thức, tìm hiểu kĩ lưỡng trước khi giao kết một hợp đồng lao động, tránh trường hợp Doanh nghiệp lợi dụng sử thiếu hiểu biết để chuộc lợi và gây phương hại đến lợi ích lâu dài của người lao động.


Luật gia Nguyễn Thị Tâm - Phòng tư vấn pháp luật lao động của Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn 1900 6198, tổng hợp.

Khuyến nghị:

  1. Bài viết nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, E-mail:[email protected],[email protected]