-->

Tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân?

Trong trường hợp không có chứng cứ chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó là tài sản chung

Hỏi: Em là con một và đang sống với mẹ tại nhà của một người cậu. Bố mẹ em đã ly thân hơn mười năm nay (ông bà vẫn chưa làm thủ tục ly dị). Khi lấy nhau, ông bà chưa có tài sản̉n gì đáng giá. Trong thời gian nhắn ngủi sống với nhau cũng không gây dựng được gì, ngay cả nhà riêng.Sau khi ly thân, mẹ đi làm và tích cóp được một số tiền nhỏ, hiện nay bà định vay thêm tiền để mua một căn nhà̀ nhỏ. Vậy căn nhà đó có bị xem là tài sản chung sau hôn nhân hay không? (Nguyễn Dần - Thái Nguyên)

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Phan Thùy Dung - Tổ tư vấn pháp luật Hôn nhân và Gia đình của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Điều 27 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về tài sản chung của vợ chồngng như sau: "1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và những tài sản khác mà vợ chồng thoả thuận là tài sản chung. Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng. Quyền sử dụng đất mà vợ hoặc chồng có được trước khi kết hôn, được thừa kế riêng chỉ là tài sản chung khi vợ chồng có thoả thuận. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất. 2. Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong giấy chứng nhận quyền sở hữu phải ghi tên của cả vợ chồng. 3. Trong trường hợp không có chứng cứ chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó là tài sản chung".

Theo như dữ liệu mà bạn cung cấp, hiện nay ba mẹ bạn mỗi người có một cuộc sống và tự tạo lập tài sản cho riêng mình trong khoảng thời gian khá dài là 10 năm, bằng chứng là mẹ bạn đã tích cóp được cho riêng mình một khoản tiền nhỏ. Tuy nhiên do giữa ba mẹ bạn vẫn tồn tại quan hệ hôn nhân nên theo quy định pháp luật hiện hành thì khối tài sản này vẫn được xem là tài sản chung của ba mẹ bạn. Nếu mẹ bạn dùng số tiền mà mình dành dụm được trong khoảng thời gian không chung sống với ba bạn cộng với việc vay mượn thêm một ít để mua nhà thì căn nhà này vẫn được xem là tài sản chung của ba mẹ bạntrong thời kỳ hôn nhân. Vì vậy, ba bạn vẫn có quyền đồng chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với căn nhà này.Do căn nhà là tài sản chung của ba mẹ bạn trong thời kỳ hôn nhân, trong trường hợp ly hôn thì tài sản sẽ được chia theo thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì nhờ Tòa án giải quyết. Về nguyên tắc tài sản chung của vợ chồng được chia đôi, nhưng có xem xét hoàn cảnh của mỗi bên, tình trạng tài sản, công sức đóng góp của mỗi bên vào việc tạo lập, duy trì, phát triển tài sản này trừ trường hợp mẹ bạn chứng minh được căn nhà trên do được thừa kế riêng, được tặng riêng trong thời kỳ hôn nhân hoặc tài sản này có được từ nguồn tài sản riêng của mẹ bạn (như tài sản mà mẹ bạn có trước khi kết hôn; tài sản được chia riêng cho mẹ bạn trong thời kỳ hôn nhân hoặc hoa lợi, lợi tức thu được từ việc chia riêng đó).Trên thực tế có rất nhiều cặp vợ chồng do mâu thuẫn nên không thể chung sống với nhau được nhưng họ cũng không quan tâm đến việc làm thủ tục ly dị bởi họ nghĩ đó chỉ là hình thức. Tuy nhiên thực tại lại có khá nhiều tranh chấp về tài sản giữa những cặp vợ chồng như thế này sau một thời gian họ không chung sống với nhau nữa.Quả đúng như vậy chưa kể đến trường hợp nhiều người sau khi chia tay với vợ, chồng mình nhưng không làm thủ tục ly hôn rồi mỗi bên đều có quan hệ như vợ chồng với người khác, sau đó con cái của mỗi bên lại đi tranh chấp tài sản của bên kia. Ví dụ như ông A chia tay với bà B rồi ông A có con với người khác, khi ông A mất đi thì con của ông A với người sau lại đến nhà của bà B để đòi chia di sản của ông A mặc dù khối tài sản này do một mình bà B làm ra nhưng do vẫn tồn tại quan hệ hôn nhân với ông A khi tạo lập khối tài sản này. Do vậy khi xảy ra tranh chấp bà B bị thiệt thòi rầt nhiều.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật Hôn nhân và Gia đình mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.