Sau ly hôn có được yêu cầu thay đổi quyền nuôi con không?

Vợ chồng nên thỏa thuận với nhau về vấn đề thay đổi quyền nuôi con. Nếu không thỏa thuận được thì gửi đơn lên tòa án yêu cầu thay đổi quyền nuôi con. Để được tư vấn cụ thể, quý khách vui lòng gọi tới Tổng đài 19006198.

Hỏi: Vợ chồng tôi đồng thuận ly hôn, vợ tôi có quyền nuôi con sau ly hôn, chúng tôi đã thỏa thuận tôi sẽ được phép gặp con hàng tháng 1 lần vào ngày chủ nhật cuối tháng. Tuy nhiên, khi vợ tôi có gia đình mới, cô ấy không cho phép tôi được gặp con nữa, vậy tôi có thể thay đổi quyền nuôi con để trở thành người trực tiếp nuôi con không? (Nguyễn Mạnh Cường - Hải Phòng)

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nguyễn Thị Yến - Tổ tư vấn pháp luật Hôn nhân và Gia đình của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Thỏa thuận của anh chị được ghi nhận trong quyết định công nhận yêu cầu thuận tình ly hôn của Tòa án. Đầu tiên anh có thể đề nghị cơ quan thi hành án yêu cầu vợ anh phải thực hiện theo đúng thỏa thuận, nếu vợ anh tiếp tục làm khó để anh không thể gặp con thì anh có thể thực hiện các thủ tục về thay đổi quyền nuôi con sau ly hôn.

Điều 84 Luật hôn nhân và gia đình 2014 về Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn:

"1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.
2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có các căn cứ sau đây:
a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con.
b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp nuôi con, chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục con.
3. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 7 tuổi trở lên.
4. Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.
5. Trong trường hợp có căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 điều này thì trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:
a) Người thân thích
b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình
c) Cơ quan quản lý về trẻ em
d) Hội liên hiệp phụ nữ"

Vì vậy, đầu tiên, anh chị nên thỏa thuận với nhau về vấn đề thay đổi quyền nuôi con. Nếu anh chị thỏa thuận được thì gửi đơn lên tòa án yêu cầu thay đổi quyền nuôi con. Nếu không thỏa thuận được, anh có thể khởi kiện lên tòa án để được giải quyết tranh chấp về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn theo các quy định của tố tụng dân sự.

Hồ sơ khởi kiện bao gồm:

- Đơn khởi kiện theo mẫu;

- Bản án, quyết định của tòa án đã có hiệu lực pháp luật về viêc ly hôn;

- Giấy khai sinh của con;

- Các giấy tờ chứng minh nhân thân người khởi kiện như chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu;

- Các tài liệu, giấy tờ, chứng cứ chứng minh yêu cầu khởi kiện là có căn cứ.

Mẫu đơn thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn.



CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————————-

ĐƠN ĐỀ NGHỊ THAY ĐỔI NGƯỜI TRỰC TIẾP NUÔI CON SAU LY HÔN


Kính gửi: Tòa án nhân dân quận /huyện

Tên tôi là:…………………………………………………………………………………….. Sinh năm: …………………..
Nghề nghiệp:……………………………………………………………………………………………………………………..
Hộ khẩu thường trú:…………………………………………………………………………………………………………..
Tạm trú:………………………………………………………………………………………………………………………Điện thoại liên hệ:……………………………………………………………………………………………………………..
Tại bản án, quyết định:……………………………………………………………………………………………………….
tại:………………………………………………………………………………………………. ngày…..tháng…..năm…….
của Tòa án nhân dân…………………………………………………………………………………………………………..
Về phần con chung:……………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………………………hiệncon chung đang ở với anh (chị)……………………………………………………………………………………
là…………………………………………………………………………………………………………. trực tiếp nuôi dưỡng
Hộ khẩu thường trú:…………………………………………………………………………………… ……………………..
Tạm trú:……………………………………………………………………………………………………………………………..
Điện thoại liên hệ:……………………………………………………………………………………… ……………………..
Nhưng nay do hoàn cảnh của tôi:………………………………………………………………. ……………………….
………………………………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………
Tôi đề nghị Tòa án giải quyết cho tôi được trực tiếp nuôi con chung là:……………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………….

Hà Nội, ngày……..tháng……..năm 20…..
Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)


Khuyến nghị:
  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật Hôn nhân và Gia đình mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.