Sao chép tác phẩm báo chí có vi phạm pháp luật không?

Khoản 1 Điều 15 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi bổ sung năm 2009) quy định về Các đối tượng không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả

Hỏi: Trang báo mạng của chúng tôi chuyên đưa tin tức kèm theo các bình luận khá sâu sắc. Vì thế, một ngày chúng tôi có rất nhiều lượng truy cập, cũng như nhiều công ty tìm đến để đăng ký quảng cáo. Tuy nhiên, gần đây xuất hiện một trang web kháccũng hay đưa bài gần giống, thậm chí có những bài giống hệt của chúng tôi, làm lượng người xem mỗi ngày giảm đi đáng kể. Vậy Luật sư cho tôi hỏi là hành vi đó có xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hay không? Tôi có thể kiện trang web đó được không? (Nguyễn Thị Lan – Thái Nguyên)


Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Lê Thị Hồng Sơn - Tổ tư vấn pháp luật Sở hữu trí tuệ của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:


Căn cứ vào điểm c khoản 1Điều 14 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005và Điều 11 Nghị định 100/2006/NĐ-CP, Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật dân sự, Luật sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan, được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 85/2011/NĐ-CP và Nghị định số 01/2012/NĐ-CPthì tác phẩm báo chí trong đó có báo điện tử được bảo hộ theo quy định của pháp luật.

Khoản 1 Điều 15 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005(sửa đổi bổ sung năm 2009) quy định:

“Các đối tượng không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả


1. Tin tức thời sự thuần tuý đưa tin…”

Như vậy, căn cứ vào các quy định trên thì các thông tin báo chí hằng ngày chỉ mang tính chất đưa tin không có tính sáng tạo sẽ không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả.Còn các tin tức thời sự có kèm theo lời bình luận, phân tích, nhận xét, thể hiện sự sáng tạo về trí tuệ của tác giả thì vẫn được bảo hộ quyền tác giả.

Mà theo như chị trình bày thì các bài báo của chị còn có thêm bình luận của các phóng viên, do đó có tính sáng tạo nên là một trong các đối tượng quyền tác giả được nhà nước bảo hộ. TheoĐiều 23Nghị định 47/2009/NĐ-CP, Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan có quy định hành vi sao chép tác phẩm trái phép có thể bị phạt hành chính lên tới 500 triệu đồng, nghĩa vụ chứng minh hành vi vi phạm này thuộc về cơ quan nhà nước. Vì vậy, chị có thể kiện trang báo kia.Tuy nhiên,vụ việc các báo kiện nhau là vụ việc dân sự, nếu muốn được bồi thường thì chị có nghĩa vụ chứng minh thiệt hại của mình và được Tòa án chấp nhận. Như vậy, chị nên thỏa thuận với trang báo kia để cả hai đều đạt được những kết quả tốt nhất, có lợi cho đôi bên.


Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật Sở hữu trí tuệ mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.