Trình tự xử lý kỷ luật lao động tại Điều 123 của Bộ luật Lao động được quy định như sau: 1. Người sử dụng lao động gửi thông báo bằng văn bản về việc tham dự cuộc họp xử lý kỷ luật lao động cho Ban chấp hành công đoàn cơ sở...
Hỏi: Hiện tại công ty tôi có một nhân viên đã hút thuốc trong khu vực cấm hút thuốc của công ty gây ra việc cháy kho hàng, gây thiệt hại nghiêm trọng đến hàng hoá của công ty. Đề nghị luật sư tư vấn về trình tự cũng như các bước cần thiết để sa thải nhân viên theo đúng quy định của pháp luật hiện hành. (Việt Anh – Hải Dương)
Luật gia Nguyễn Hồng Ngọc - Tổ tư vấn pháp luật lao động Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Trong trường hợp của anh/chị, theo như quy định trên thì anh/chị được phép áp dụng hình thức kỷ luật sa thải theo khoản 1 Điều 126 cụ thể là sa thải người lao động với lý do là người lao động có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động.
Sau khi xác định được trường hợp sa thải người lao động theo quy định của pháp luật thì việc sa thải người lao động theo tuân thủ trình tự sau: “Trình tự xử lý kỷ luật lao động tại Điều 123 của Bộ luật Lao động được quy định như sau: 1. Người sử dụng lao động gửi thông báo bằng văn bản về việc tham dự cuộc họp xử lý kỷ luật lao động cho Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn cấp trên cơ sở nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở, người lao động, cha, mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật của người lao động dưới 18 tuổi ít nhất 5 ngày làm việc trước khi tiến hành cuộc họp. 2. Cuộc họp xử lý kỷ luật lao động được tiến hành khi có mặt đầy đủ các thành phần tham dự được thông báo theo quy định tại Khoản 1 Điều này. Trường hợp người sử dụng lao động đã 03 lần thông báo bằng văn bản, mà một trong các thành phần tham dự không có mặt thì người sử dụng lao động tiến hành cuộc họp xử lý kỷ luật lao động, trừ trường hợp người lao động đang trong thời gian không được xử lý kỷ luật quy định tại Khoản 4 Điều 123 của Bộ luật Lao động. 3. Cuộc họp xử lý kỷ luật lao động phải được lập thành biên bản và được thông qua các thành viên tham dự trước khi kết thúc cuộc họp. Biên bản phải có đầy đủ chữ ký của các thành phần tham dự cuộc họp quy định tại Khoản 1 Điều này và người lập biên bản. Trường hợp một trong các thành phần đã tham dự cuộc họp mà không ký vào biên bản thì phải ghi rõ lý do. 4. Người giao kết hợp đồng lao động theo quy định tại các Điểm a, b, c và d Khoản 1 Điều 3 Nghị định này là người có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động. Người được ủy quyền giao kết hợp đồng lao động chỉ có thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động theo hình thức khiển trách. 5. Quyết định xử lý kỷ luật lao động phải được ban hành trong thời hạn của thời hiệu xử lý kỷ luật lao động hoặc thời hạn kéo dài thời hiệu xử lý kỷ luật lao động theo Điều 124 của Bộ luật Lao động, Quyết định xử lý kỷ luật lao động phải được gửi đến các thành phần tham dự phiên họp xử lý kỷ luật lao động”.(Điều 30 NĐ 05/ NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của bộ luật lao động)
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật lao động mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận