-->

Rút vốn bằng chính dây chuyền sản xuất có được không?

Thành viên của công ty TNHH hai thành viên trở lên không được phép rút vốn bằng chính dây chuyền sản xuất. Nếu muốn rút phần vốn góp trong công ty thì thành viên có thể yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp của mình theo quy định của pháp luật.

Hỏi: Công ty chúng tôi là công ty TNHH gồm 3 sáng lập viên. Một trong ba sáng lập viên có góp vốn bằng tiền mặt. Sau khi nhập khẩu máy móc chuẩn bị đi vào sản xuất thì các thành viên không thống nhất được quan điểm và sáng lập viên này xin rút vốn thành lập công ty riêng. Công ty chúng tôi không còn tiền vốn để thành viên trên rút. Đề nghị Luật sư tư vấn, thành viên này rút vốn bằng chính dây chuyền sản xuất vừa nhập về được không? (Đinh Hoàng Hải - Hà Nội)

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nguyễn Thị Hoài Thương - Tổ tư vấn Luật Doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Khoản 2, Điều 51 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định như sau:

“2. Không được rút vốn đã góp ra khỏi công ty dưới mọi hình thức, trừ trường hợp quy định tại các Điều 52, 53, 54 và 68 của Luật này” (khoản 2, điều 51)

Theo quy định tại điều 52, 53, 54, 68 thì thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên được phép rút phần vốn góp của mình trong các trường hợp sau: mua lại phần vốn góp, chuyển nhượng phần vốn góp, xử lý phần vốn góp trong một số trường hợp đặc biệt, thay đổi vốn điều lệ. Trong trường hợp của công ty anh/chị khi các thành viên không thống nhất được ý kiến, quan điểm thì có thể yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp của mình theo quy định tại điều 52 Luật doanh nghiệp 2014:

“Mua lại phần vốn góp

1. Thành viên có quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp của mình, nếu thành viên đó đã bỏ phiếu không tán thành đối với nghị quyết của Hội đồng thành viên về vấn đề sau đây:

a) Sửa đổi, bổ sung các nội dung trong Điều lệ công ty liên quan đến quyền và nghĩa vụ của thành viên, Hội đồng thành viên;b) Tổ chức lại công ty;c) Các trường hợp khác theo quy định tại Điều lệ công ty.

Yêu cầu mua lại phần vốn góp phải bằng văn bản và được gửi đến công ty trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thông qua nghị quyết quy định tại khoản này.

2. Khi có yêu cầu của thành viên quy định tại khoản 1 Điều này, nếu không thỏa thuận được về giá thì công ty phải mua lại phần vốn góp của thành viên đó theo giá thị trường hoặc giá được định theo nguyên tắc quy định tại Điều lệ công ty trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu. Việc thanh toán chỉ được thực hiện nếu sau khi thanh toán đủ phần vốn góp được mua lại, công ty vẫn thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác.

3. Trường hợp công ty không mua lại phần vốn góp theo quy định tại khoản 2 Điều này thì thành viên đó có quyền tự do chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho thành viên khác hoặc người khác không phải là thành viên.”

Như vậy trong trường hợp này thành viên của công ty anh/chị không được phép rút vốn bằng chính dây chuyền sản xuất vừa nhập về. Nếu muốn rút phần vốn góp trong công ty thì thành viên có thể thực hiện theo quy định của pháp luật nêu trên.

Khuyến nghị:
  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật doanh nghiệp mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.