Thời hiệu khởi kiện về thừa kế là trong thời hạn 10 năm kể từ ngày mở thừa kế, pháp luật đã để trống cho người có quyền thời hiệu 10 năm để khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế...
Hỏi: Vợ chồng chúng tôi đã ở ngôi nhà mang tên mẹ tôi nhưng thực chất trong đó có một phần lớn giá trị tài sản là tiền của chúng tôi. Sau khi bố tôi qua đời tất cả thành viên trong gia đình tôi (trừ đứa em ở nước ngoài) ký tên đồng ý từ chối nhận quyền thừa kế, tài sản đó được cho tặng vợ chồng tôi tính đến nay đã 20 năm.Hiện tại ngôi nhà đó chúng tôi đã bán và mua ngôi nhà khác cách đây 6 năm, nhưng bây giờ vợ chồng tôi sống không hạnh phúc. Nếu ly hôn thì đứa em không ký vào từ chối thừa kế tài sản trên có được tham gia vào việc tranh chia tài sản ngôi nhà mẹ tôi đứng tên khi chúng tôi ly hôn không? ( Nguyễn Thị Giang - Bắc Ninh)
Luật gia Phạm Thị Mai Phương – Tổ tư vấn pháp luật thừa kế – Công ty Luật TNHH Everest – trả lời:
Trước hết, thông tin bạn cung cấp tuy không nói rõ căn nhà kia có phải là tài sản chung của bố mẹ bạn không như bạn đã đưa ra thông tin sau khi bố mất thì tất cả các thành viên trong gia đình (trừ em ở nước ngoài) đã ký tên đồng ý không nhận tài sản thừa kế nên chúng tôi sẽ coi như căn nhà trước kia là một phần di sản mà bố bạn để lại. Như vậy, người em đang ở nước ngoài có 1 phần quyền sở hữu đối với căn nhà kia.
Căn cứ theo điều 645 BLDS quy định thời hiệu khởi kiện về thừa kế là trong thời hạn 10 năm kể từ ngày mở thừa kế, pháp luật đã để trống cho người có quyền thời hiệu 10 năm để khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế, nếu không khởi kiện chia di sản thừa kế trong khoảng thời gian 10 năm như quy định của pháp luật thì xem như tự từ bỏ quyền của mình và phải tự gánh chịu bất lợi. Như bạn đưa thông tin, vợ chồng bạn được tặng cho tài sản đến nay đã 20 năm, thời hiệu khởi kiện đã hết, nên coi như em bạn đã mất quyền khởi kiện. Như vậy, em bạn sẽ không thể tranh quyền thừa kế căn nhà trước kia nữa.
Câu hỏi của bạn là khi bạnly hôn thì người em đó có được tham gia vào việc phân chia tài sản là căn nhà mà mẹ bạn đứng tên nữa hay không. Câu trả lời của chúng tôi là không. Bởi vì như bạn đã nói, bạn ly hôn, nghĩa là Tòa án sẽ chỉ xử lý yêu cầu ly hôn của vợ chồng bạn, kèm theo đó là giải quyết yêu cầu về con chung, tài sản chung vè riêng của vợ chồng bạn chứ không chia thừa kế nên em bạn đương nhiên sẽ không được tham gia vào quá trình giải quyết ly hôn của vợ chồng bạn, Tòa sẽkhông giải quyết chia thừa kế cùng ly hôn.
Mặt khác, như chúng tôi đã nêu ở trên, bởi thời hạn khởi kiện về thừa kế đã hết nên Tòa án cũng sẽ không giải quyết việc phân chia tài sản là căn nhà mẹ bạn đứng tên nữa.
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật thừa kế mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận