Quyền sở hữu sáng chế xác định như thế nào?

Theo quy định của Hiệp định Trips về quyền sở hữu trí tuệ, Ông A có quyền sở hữu sáng chế của mình tại Trung Quốc khi Ông A đã được cấp bằng sáng chế tại Trung Quốc vào năm 2008.

Hỏi: Đề nghị luật sư tư vấn về việc xác định quyền sở hữu sáng chế.

Trường hợp cụ thể Chúng tôi muốn tư vấn như sau: Ông A là kỹ sư, đăng ký sáng chế về bộ chế hòa khí giúp tiết kiệm nhiên liệu cho xe máy và đã được cấp bằng sáng chế tại Trung Quốc năm 2008. Công ty xe máy S của Việt Nam đã ký hợp đồng mua sáng chế này. Đề nghị Luật sư tư vấn, tại Trung Quốc, Ông A có quyền sở hữu sáng chế không? Công ty S có quyền chuyển nhượng sáng chế cho chủ thể khác ở Việt Nam hoặc ở nước ngoài hay không?

>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198


Luật gia Bùi Thị Phượng - Phòng Sở hữu trí tuệ của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Theo quy định của Hiệp định Trips về quyền sở hữu trí tuệ thì Ông A có quyền sở hữu sáng chế của mình tại Trung Quốc khi Ông A đã được cấp bằng sáng chế tại Trung Quốc vào năm 2008. Thời hạn bảo hộ không được kết thúc trước khi hết 20 năm tính từ ngày Ông A nộp đơn.

Điều 28 Hiệp định Trips ghi nhận các quyền được cấp trong đó có các độc quyền của chủ sở hữu sáng chế. Theo đó, nếu sáng chế là một sản phẩm, các bên thứ ba không được thực hiện các hành vi sau nếu không được chủ sở hữu cho phép: chế tạo, sử dụng, chào bán, bán hoặc nhập khẩu sản phẩm đó để thực hiện các mục đích trên. Như vậy, Công ty S không được chuyển nhượng sáng chế cho chủ thể khác ở Việt Nam hay ở nước ngoài, nếu không được sự đồng ý của Ông A.

"Điều 28: Các quyền được cấp:

1. Patent phải xác nhận các độc quyền sau đây của chủ sở hữu patent;a) nếu đối tượng của patent là một sản phẩm, cấm các bên thứ ba thực hiện các hành vi sau đây nếu không được phép của chủ sở hữu: chế tạo, sử dụng, chào bán, bán sản phẩm đó hoặc nhập khẩu[6] sản phẩm đó để thực hiện những mục đích nói trên;b) nếu đối tượng của patent là một quy trình, cấm các bên thứ ba thực hiện hành vi sử dụng quy trình đó và các hành vi sau đây nếu không được phép của chủ sở hữu: sử dụng, chào bán, bán hoặc nhập khẩu nhằm mục đích đó ít nhất đối với các sản phẩm đã được tạo ra trực tiếp bằng quy trình đó.

2. Các chủ sở hữu patent cũng phải có quyền chuyển nhượng, để thừa kế quyền sở hữu patent đó và ký kết các hợp đồng li-xăng".

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.