Luật sư tư vấn về quyền thừa kế của cá nhân...
Hỏi: Ông nội tôi có 2 người con trai là bố tôi và chú tôi. Trước khi mất ông nội có để lại 1 thửa đất. Vì chú tôi không có con trai nên để quyền sử dụng đất đó cho bố tôi. Không để lại di chúc, cũng như giấy tờ gì. Từ năm 1990 đến nay anh em tôi sử dụng. Nay thửa đất do thuộc diện giải phóng mặt bằng. Vì thấy được đền bù nên vợ của chú tôi viết đơn kiện đòi được chia đôi tài sản. (Chú tôi cũng đã mất) Sự việc đã được UBND xã hoà giải lần thứ 3 nhưng không thành. (Đỗ Tất - Hải Dương)Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật gia Phạm Thị Mai Phương - Tổ tư vấn pháp luật thừa kế - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Theo quy định của pháp luật về thừa kế thì trong trường hợp không có di chúc thì di sản thừa kế sẽ được chia theo pháp luật. Trong trường hợp của bạn do ông nội bạn mất không để lại di chúc nên thửa đất kia sẽ được chia theo pháp luật tức là sẽ chia đôi cho hai người con ( bố và chú bạn).
Nhưng do chú bạn đã để quyền sử dụng đất đó cho bố bạn, nên chúng tôi có thể chia làm hai trường hợp:
+ Trong trường hợp 1:Có thể hiểu rằng chú bạn đã thỏa thuận với bố bạn để cấp chung thành một giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và giao cho bố bạn làm người đại diện giữ giấy chứng nhận dựa trên nguyên tắc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo điều 98 luật đất đai 2013.
Điều 98. Nguyên tắc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất: 1. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được cấp theo từng thửa đất. Trường hợp người sử dụng đất đang sử dụng nhiều thửa đất nông nghiệp tại cùng một xã, phường, thị trấn mà có yêu cầu thì được cấp một Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất chung cho các thửa đất đó. 2. Thửa đất có nhiều người chung quyền sử dụng đất, nhiều người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất phải ghi đầy đủ tên của những người có chung quyền sử dụng đất, người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất và cấp cho mỗi người 01 Giấy chứng nhận; trường hợp các chủ sử dụng, chủ sở hữu có yêu cầu thì cấp chung một Giấy chứng nhận và trao cho người đại diện".
…
Theo đó, mặc dù bố bạn là người giữ giấy tờ quyền sử dụng đất nhưng trên thực tế trong giấy chứng nhận đó chú bạn vẫn có tên và như vậy đương nhiên chú bạn vẫn sẽ được hưởng một nửa số thửa đất do ông nội bạn để lại.
Và khi thửa đất đó thuộc diện giải tỏa mặt bằng và vợ chú bạn có đơn yêu cầu chia đôi số tiền mà thửa đất đó được bồi thường là hoàn toàn hợp pháp.
+ Trường hợp 2,chú bạn vì không có con trai nên để lại toàn bộ số diện tích lẽ ra thuộc phần hưởng của mình cho bố bạn và không yêu cầu được đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đó, Vì vậy gia đình bạncần đưa ra những căn cứ chứng minh được rằng chú của bạn đã tự nguyện, thỏa thuận để lại diện tích đất đó cho bố bạn. Sau khi cung cấp những căn cứ chứng minh được rồi thì mới có thể xác định được bố bạn là người có quyền sở hữu đối với diện tích đất đó.Khi không đưa ra được căn cứ chứng minh thì một phần diện tích đó vẫn thuộc về chú bạn.
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật thừa kế mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận