-->

Quyền được chăm sóc sức khỏe ban đầu tại nơi cư trú của người khuyết tật

Chăm sóc sức khoẻ ban đầu là một trong các lĩnh vực trong hoạt động của hệ thống y tế mỗi quốc gia và được coi là chìa khoá để đạt được mục tiêu sức khoẻ cho các thành viên trong xã hội đặc biệt đối với những người có nhu cầu chăm sóc cao như người khuyết tật

Chăm sóc sức khỏe ban đầu là một trong các lĩnh vực trong hoạt động của hệ thống y tế của mỗi quốc gia và được coi là chìa khóa để đạt được mục tiêu sức khỏe cho các thành viên trong xã hội, đặc biệt là những người có nhu cầu chăm sóc cao trong đó có người khuyết tật. Chăm sóc sức khỏe ban đầu nhấn mạnh đến những biện pháp tăng cường sức khỏe, phòng bệnh, chữa bệnh và phục hồi sức khỏe. Việc chăm sóc sức khỏe ban đầu được thực hiện ở địa phương trên tinh thần phù hợp với nhu cầu của người khuyết tật ở địa phương và do hệ thống y tế địa phương đảm nhiệm.

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Chăm sóc sức khỏe ban đầu có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với sức khỏe người khuyết tật, thể hiện quan điểm y học hiện đại coi phòng bệnh hơn chữa bệnh. Nếu hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu thực hiện tốt sẽ giúp ngăn ngừa khuyết tật xảy ra do loại bỏ hoặc hạn chế được các yếu tố có hại cho sức khỏe từ thức ăn, nước uống, môi trường…Ngoài ra việc phát hiện sơm khuyết tật sẽ giúp cơ quan chuyên môn có biện pháp điều trị kịp thời để khắc phục khuyết tật, hạn chế các hậu quả do khuyết tật gây ra.

Khái quát về người khuyết tật.

Người khuyết tật là một bộ phận của dân số trên thế giới. Hiện nay có nhiều văn bản quốc tế ghi nhận về quyền của người khuyết tật như Công ước về quyền của người khuyết tật… Ở Việt Nam, quyền của người khuyết tật được ghi nhận Trong Hiến pháp, Luật Lao động,… Trong đó được quy định cụ thể tại Luật Người khuyết tật năm 2010.

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Luật người khuyết tật năm 2010 thì:“Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn.”

Quy định của pháp luật về chăm sóc sức khỏe ban đầu tại nơi cư trú của người khuyết tật.

Chăm sóc sức khoẻ ban đầu là một trong các lĩnh vực trong hoạt động của hệ thống y tế mỗi quốc gia và được coi là chìa khoá để đạt được mục tiêu sức khoẻ cho các thành viên trong xã hội đặc biệt đối với những người có nhu cầu chăm sóc cao như người khuyết tật. Việc chăm sóc sức khoẻ ban đầu được thực hiện ở địa phương trên tinh thần phù hợp với nhu cầu của người khuyết tật địa phương và do hệ thống y tế địa phương đảm nhiệm. Theo quy định của Luật người khuyết tật, căn cứ tại Điều 21, chăm sóc sức khỏe ban đầu đối với người khuyết tật gồm các nội dung sau đây:

“1. Trạm y tế cấp xã có trách nhiệm sau đây:
a) Triển khai các hình thức tuyên truyền, giáo dục, phổ biến kiến thức phổ thông về chăm sóc sức khỏe, phòng ngừa, giảm thiểu khuyết tật; hướng dẫn người khuyết tật phương pháp phòng bệnh, tự chăm sóc sức khỏe và phục hồi chức năng;
b) Lập hồ sơ theo dõi, quản lý sức khỏe người khuyết tật;
c) Khám bệnh, chữa bệnh phù hợp với phạm vi chuyên môn cho người khuyết tật.
2. Kinh phí để thực hiện quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này do ngân sách nhà nước bảo đảm”.

Giáo dục sức khỏe: giáo dục sức khỏe thông qua các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, phổ biến kiến thức về chăm sóc sức khỏe, nhằm mục đích tăng cường kiến thức và hiểu biết của người khuyết tật về việc tự bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho bản thân, gia đình và cộng đồng. Từ những kiến thức và hiểu biết đó sẽ giúp người khuyết tật loại bỏ dần những lối sống, thói quen và phong tục tập quán có hại cho sức khỏe. Việc thực hiện các hoạt động này được thông qua các hình thức, biện pháp phong phú như: tổ chức lớp học, thông tin qua hệ thống truyền thông địa phương…
Thực hiện các biện pháp phòng ngừa: có nhiều nguyên nhân dẫn đến khuyết tật cho nên những phương pháp phòng ngưa cũng hết sức đa dạng và phong phú dựa vào dạng tật và mức độ tật của mỗi người.

Quản lí sức khỏe: đây được coi là nội dung quan trọng trong chăm sóc sức khỏe ban đầu đối với NKT. Mục tiêu lâu dài mà ngành ý tế dặt ra là quản lí sức khỏe cho toàn dân, trước mắt là thực hiện quản lí sức khỏe cho các đối tượng ưu tiên như trẻ em dưới 1 tuổi, trẻ em dưới 5 tuổi, phụ nữ có thai, các đối tượng có công với cách mạng và NKT. Luật NKT cũng đa quy định cụ thể về viêc theo dõi tình trạng sức khỏe của NKT, mục đích của việc theo dõi này là nhằm quản lí, theo dõi tình trạng khuyết tật tai địa phương đưa ra các giải pháp hợp lí để chăm sóc sức khỏe NKT được hiệu quả hơn.

Thực trạng và giải pháp chăm sóc sức khỏe ban đầu tại nơi cư trú của người khuyết tật.

- Thực trạng :
Hiện nay, nước ta có 6,7 triệu người khuyết tật_theo thống kê năm 2009 phân bố khắp tất cả các địa phương trong cả nước. Do người khuyết tật ở nước ta nằm rải rác ở khắp các địa phương, cho nên công tác chăm sóc ức khỏe ban đầu cho họ gặp rất nhiều khó khăn.

Mặc dù pháp luật đã quy định cụ thể về vấn đề chăm sóc sức khẻo ban đầu cho người khuyết tật. Tuy nhiên do nước ta còn khó khăn về kinh tế cho nên chưa thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho tại nơi cư trú cho người khuyết tật. Tại các trung tâm thành phố lớn thì việc chăm sóc sức khỏe ban đầu được triển khai và thực hiện khá là hiệu quả. Người khuyết tật nhận được sự chăm sóc về sức khỏe tại các trung tâm y tế ngay tại xã phường họ cư trú. Trong khi đó tại các vùng sâu vùng xa, vùng nghèo khó việc chăm sóc sức khỏe cho người khuyết tật là rất hạn chế. Do thiếu đội ngũ y bác sĩ, thiếu phương tiện kỹ thuật và kinh phí cho nên người khuyết tật tại những nơi này chưa hưởng được dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu tại nơi cư trú.

Hiện nay, vấn đề chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người khuyết tật đã được Đảng và nhà nước quan tâm đặc biệt. Để giúp người khuyết tật đươch chăm sóc y tế một cách tốt nhất thì Nhà nước đã tuyên truyền phổ biến các chính sách đến người khuyết tật và toàn xã hội. Yêu cầu các cơ sở tổ chức khám chữa bệnh và toàn xã hội phải tạo mọi điều kiện tốt nhất để chăm sóc sức khỏe của người khuyết tật. Ngoài ra, còn ưu đãi đối với việc chăm sóc y tế đối với người khuyết tật theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội. Tại nhiều địa phương, các trung tâm cơ sở y tế đã tổ chức các đợt khám, theo dõi diễn biến sức khỏe của người khuyết tật. Đề ra các biện pháp để giúp cho người khuyết tật có sức khỏe nhổn định. Tích cực theo dõi số lượng người khuyết tật trên địa phương, tổ chức đào tạo đội ngũ chuyên sâu về phục hồi sức khỏe để có các phương pháp mới giúp người khuyết tật phục hồi sứ khỏe.

- Một số giải pháp:

Để quyền được chăm sóc sức khỏe ban đầu tại nơi cư trú của người khuyết tật được thực hiện quả quả, góp phần giúp người khuyết tật có được sự chăm sóc sức khỏe tốt nhất tại địa phương dưới xin đưa ra một số giải pháp để triển khai.

Bảo đảm pháp luật được thực hiện hiệu quả: Với biện pháp này, sẽ giúp quy định về chăm sóc sức khỏe ban đầu tại nơi cư trú được cáp cơ sở, các trung tâm y tế, các tổ chức xã hội triển khai thực hiện đồng bộ.

Tuyên truyền về quyền được chăm sóc sức khỏe ban đầu tại nơi cư trú của người khuyết tật: Thứ nhất cần tuyên truyền về quyền này một cách rộng rã, tích cực. Tuyên truyền để nâng cao trách nhiệm của xã hội đối với người khuyết tật. Đồng thời việc tuyên truyên sẽ giúp người khuyết tật biết đến quyền lợi chăm sóc sức khỏe ban đầu tại nơi cư trú của họ. Qua đó góp phần người khuyết tật đến tại các cơ sở y tế để chăm sóc sức khỏe ban đầu.

Đầu tư đội ngũ y bác sĩ, đầu tư trang thiết bị và chính sách quản lí sức khỏe người khuyết tật: Với giải pháp này sẽ giúp người khuyết tật được hưởng lợi từ việc chăm sóc sức khỏe ban đầu ở địa phương. Giảm chi phí chăm sóc sức khoe cho người khuyết tật.

Có chính sách hỗ trợ người khuyết tật, hỗ trợ các nhân viên trung tam cơ sở y tế chăm sóc sức khỏe ban đầu ở nơi cư trú của người khuyết tật.

Luật gia Hồ Nguyên Hồng - Phòng tư vấn pháp luật của Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn 1900 6198, tổng hợp.

Khuyến nghị:
  1. Bài viết nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, E-mail: [email protected], [email protected]