Quy định của pháp luật về việc làm cho người khuyết tật

Do những khiếm khuyết trên cơ thể, người khuyết tật gặp phải nhiều trở ngại và khó khăn trong cuộc sống. Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước luôn tạo mọi điều kiện để người khuyết tật có thể thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân

Người khuyết tật là một bộ phận dân cư thiểu số đặc biệt, họ là một phần của xã hội. Do những khiếm khuyết trên cơ thể, người khuyết tật gặp phải nhiều trở ngại và khó khăn trong cuộc sống. Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước luôn tạo mọi điều kiện để người khuyết tật có thể thực hiện đầy đủ các quyềnnghĩa vụ cơ bản của công dân như những con người bình thường khác trong xã hội. Viêc làm là một trong những chính sách được Đảng và Nhà nước quan tâm tạo điều kiện cho người khuyết tật.
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Khái quát chung về người khuyết tật và việc làm cho người khuyết tật

Người khuyết tật là một bộ phận của dân số trên thế giới. Hiện nay có nhiều văn bản quốc tế ghi nhận về quyền của người khuyết tật như Công ước về quyền của người khuyết tật… Ở Việt Nam, quyền của người khuyết tật được ghi nhận Trong Hiến pháp, Luật Lao động,… Trong đó được quy định cụ thể tại Luật Người khuyết tật năm 2010.

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Luật người khuyết tật năm 2010 thì: “Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn”.

Từ sau khi tham gia kí kết công ước công ước về quyền của người khuyết tật, Việt Nam đã thực hiện nhiều chính sách nhằm giúp người khuyết tật hòa nhập với xã hội và giúp họ phục hồi chức năng, ổn định sức khỏe cuộc sống. Trong bài viết này sẽ làm rõ về vấn đề việc làm và chăm sóc sức khỏe ban đầu tại nơi cư trú cho công dân.

Việc làm của người khuyết tật được hiểu là các hoạt động lao động tạo ra thu nhập cho người khuyết tật và không bị pháp luật cấm. Hiện nay các tổ chức thế giới, cá tổ chức trong nước và đặc biệt là Nhà nước đang quan tâm tạo mọi chính sách để người khuyết tật được định hướng đào tạo nghề nghiệp và có việc làm ổn định.

Quy định của pháp luật về việc làm cho người người khuyết tật

Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng dẫn đến những hạn chế đáng kể và lâu dài trong việc tham gia của người khuyết tật vào hoạt động xã hội trên cơ sở bình đẳng với những chủ thể khác. Do những đặc điểm về khuyết tật gây nên khiến cho người khuyết tật gặp rất nhiều khó khắn trong quá trình sinh hoạt, học tập, làm việc… Vì vậy, Đảng và nhà nước đã đặc biệt quan tâm, tạo mọi điều kiện, chính sách để hỗ trợ người khuyết tật trong cuộc sống.

Do bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động của người khuyết tật đặc biệt khó khăn. Với người bình thường, để tìm được một việc làm có thu nhập ổn định đã rất khó khăn thì với người khuyết tật lại gặp muôn vàn khó hăn hơn nữa. Vì vậy, vấn đề việc làm của người khuyết tật được mọi người đặc biệt quan tâm. Bộ luật Lao động của Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam sửa đổi, bổ sung năm 2012 khẳng định: “Nhà nước bảo trợ quyền lao động, tự tạo việc làm của lao động là người khuyết tật, có chính sách khuyến khích và ưu đãi người sử dụng lao động tạo việc làm và nhận lao động là người khuyết tật vào làm việc, theo quy định của Luật Người khuyết tật” (Khoản 1 Điều 176). Quyền làm việc của lao động khuyết tật là tiền đề tạo ra cơ hội và động lực cho người khuyết tật tìm kiếm việc làm, có cơ hội khẳng định bản thân, tự lập trong cuộc sống, tạo ra thu nhập để không phải dựa dẫm vào gia đình, người thân.

Luật Người khuyết tật năm 2010 và Nghị định số 28/2012/NĐ - CP của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người khuyết tật đã có những quy định chi tiết về dạy nghề và việc làm đối với người khuyết tật. Theo đó, Nhà nước đảm bảo, tạo điều kiện tối đa cho người khuyết tật được lựa chọn, tư vấn và học nghề, làm việc theo khả năng, sức khỏe của mình; cơ sở dạy nghề, tổ chức dạy nghề phải đảm bảo điều kiện dạy nghề; cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân, không được từ chối tuyển dụng những người lao động khuyết tật có đủ tiêu chuẩn….

Cụ thể tại Điều 33 Luật người khuyết tật quy đinh việc làm đối với người khuyết tật:
“1. Nhà nước tạo điều kiện để người khuyết tật phục hồi chức năng lao động, được tư vấn việc làm miễn phí, có việc làm và làm việc phù hợp với sức khỏe và đặc điểm của người khuyết tật.
2. Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân không được từ chối tuyển dụng người khuyết tật có đủ tiêu chuẩn tuyển dụng vào làm việc hoặc đặt ra tiêu chuẩn tuyển dụng trái quy định của pháp luật nhằm hạn chế cơ hội làm việc của người khuyết tật.
3. Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân sử dụng lao động là người khuyết tật tùy theo điều kiện cụ thể bố trí sắp xếp công việc, bảo đảm điều kiện và môi trường làm việc phù hợp cho người khuyết tật.
4. Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân sử dụng lao động là người khuyết tật phải thực hiện đầy đủ quy định của pháp luật về lao động đối với lao động là người khuyết tật.
5. Tổ chức giới thiệu việc làm có trách nhiệm tư vấn học nghề, tư vấn và giới thiệu việc làm cho người khuyết tật.
6. Người khuyết tật tự tạo việc làm hoặc hộ gia đình tạo việc làm cho người khuyết tật được vay vốn với lãi suất ưu đãi để sản xuất kinh doanh, được hướng dẫn về sản xuất, chuyển giao công nghệ, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm theo quy định của Chính phủ”.

Thực tiễn việc làm đối với người khuyết tật ở Việt Nam hiện nay.

Theo Tổng cục Thống kê năm 2009, Việt Nam có khoảng 6,7 triệu người khuyết tật trên tổng số 85,5 triệu dân, tương đương 7,8% dân số. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ước tính rằng 69% người khuyết tật đang ở độ tuổi lao động (độ tuổi từ 16 đến 55 hoặc 60) và chỉ có 30% trong số này có việc làm và thu nhập ổn định để chăm lo cho bản thân và gia đình. Tỉ lệ việc làm thấp gây chi phí đáng kể cho gia đình của họ và buộc chính phủ phải có các chính sách hỗ trợ.

Hiện nay, người khuyết tật đang gặp rất nhiều vấn đề để có thể tham gia làm việc như người bình thường. Thứ nhất đó là học không có ngành nghề ổn định. Họ không được đào tào về một ngành nghề nào hết. Đây là thiệt thòi của người khuyết tật. Hiện nay thì đã có nhiều trung tâm dạy nghề cho người khuyết tật phần nào giúp họ có một nghề phù hợp. Thứ hai do mặc cảm của xã hội, nhà tuyển dụng vẫn chưa có nhận thức đúng về người lao động là người khuyết tật. Họ ngại và không tuyển người khuyết tật bởi vì họ không đánh gia cao khả năng làm việc của người khuyết tật. Đây là một nhận định hoàn toàn không sai. Không những vậy, do dư luận của xã hội thì những người khuyết tật luôn luôn mang trong mình sự mặc cảm mà khiến cho họ không dám xin việc làm. Đây là lý do mà khiến nhiều người khuyết tật không biết tìm việc làm ở đâu. Thứ ba, ở nước ta hiện nay có rất ít các ơ sở sản xuất, trung tâm vì người khuyết tật. Vì vậy người khuyết tật chưa có môi trường làm việc thích hợp.

Ở nước ta hiện nay, mặc dù vấn đề việc làm đã được quy định cụ thể trong pháp luật. Nhưng vì nhiều lí do khách quan mà vẫn chưa tạo ra được một môi trường làm việc phù hợp cho người khuyết tật. Phần lớn các dự án, các chính sách việc làm dành cho người khuyết tật đang là sự hợp tác giữa các tổ chức vì người khuyết tật trên thế giới và Liên Hợp Quốc tài trợ. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta cũng có một số ít các trung tâm cơ sở sản xuất, đào tạo nghề và tạo việc làm cho người khuyết tật đang phát huy rất hiệu quả. Trong đó có trung tâm nghị lực sống của hiệp sị công nghệ thông tin Nguyễn Công Hùng thành Lập.

Nghị lực sống là trung tâm hỗ trợ đào tạo nghề, hỗ trỡ việc làm cho người khuyết tật. Đến với trung tâm thì người khuyết tật được đào tạo các nghành nghề phù hợp với khả năng của mình. Họ được trung tâm tư vấn và giới thiệu việc làm. Đây là mô do Hiệp sĩ công nghệ thông tin Nguyễn Công Hùng thành lập. Hiện nay, trụ ở của trung tâm được đặt tại Hà Nội. Với vai trò “cầu nối” cho NKT qua các bước: Hướng nghiệp - Tiếp nhận - Chăm sóc hòa nhập - Đào tạo chuyên sâu - Hỗ trợ cung cấp việc làm cho NKT. Đây là mô hình đã giúp người khuyết tật ổn định cuộc sống và có việc làm. Hiện nay, trung tâm nghị lực sống đã và đang đào tạo hàng nghìn học viên. Tìm kiếm và giúp cho hàng nghìn NKT trên khắp cả nước có được những công việc ổn định.

Có thể nói rằng, trung tâm nghị lực sống là một mái nhà đại đoàn kết của những người khuyết tật. Nơi đây là sự chug tay của toàn thể xã hội để giúp để người khuyết tật có việc làm ổn định cuộc sống. Đây là mô hình cần được nhân rộng và phát triển khắp cả nước để giúp đỡ người khuyết tật.

Như vậy, giải quyết việc làm cho người khuyết tật không chỉ trông chờ vào tinh thần nhân đạo của các tổ chức, doanh nghiệp hoặc theo chương trình hợp tác dự án với các tổ chức nhân đạo ngước ngoài. Về phía người khuyết tật cũng phải tự trang bị cho mình những kiến thức, kỹ năng chuyên môn, sẵn sàng đảm đương được công việc của nhà tuyển dụng để khẳng định được mình là những người “tàn mà không phế”. Đã đến lúc, cần phải có hành lang pháp lý chặt chẽ hơn về trách nhiệm của người quản lý. Có như vậy, người khuyết tật mới được hưởng đầy đủ quyền và nghĩa vụ pháp lý như những người lao động bình thường khác, góp phần đưa ước nguyện “hãy đưa chúng tôi hòa nhập với cộng đồng” của người khuyết tật trở thành hiện thực.

Luật gia Hồ Nguyên Hồng - Phòng tư vấn pháp luật của Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn 1900 6198, tổng hợp.

Khuyến nghị:
  1. Bài viết nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằmmục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, E-mail: [email protected], [email protected]