Mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền để lại tài sản của mình cho người khác và quyền hưởng di sản thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật.
Hỏi: Tôi có vấn đề thắc mắc về đất đai nhờ luật sư tư vấn giúp giùm tôi. Ngoại tôi năm nay 88 tuổi tinh thần vẫn còn minh mẫn, thông suốt nhưng đi lại khó khăn do bị gãy chân và có 6 người con đều là gái nay đã có gia đình riêng, còn ngoại tôi ở chung dì út, dượng út tôi. Dì tôi là giáo viên của trường THCS dượng út tôi (dượng rể) làm ruộng nhưng mấy năm gần đây dượng tôi lâm vào nợ nần do lén ăn chơi, cờ bạc, đá gà, số đề dì út tôi đã lén ra trả nhiều lần trên 300 triệu nhưng đến nay vẫn trả chưa dứt. Nay do chủ nợ lại đòi nên ngoại tôi mới phát hiện đc. Do nợ nần nhiều, dì và dượng tôi đòi dành hết quyền sử dụng đất trên 26 công tầm điền (toàn quyền sử dụng ngoại tôi đứng tên). Riêng dì dượng út tôi là con út và rể trong gia đình nhưng ko chăm sóc, nuôi dưỡng ngược lại còn chửi bới và ngược đãi ngoại, đuổi ngoại tôi ra khỏi nhà khi không chịu chuyển QSDĐ do chịu không nỗi nên ngoại tôi đã ra đi trong khi dì út tôi là giáo viên. Vậy ngoại tôi có quyền chia tài sản đất đai theo ý của mình không? Và dì dượng út tôi đòi dành hết là đúng hay sai? Xin luật sư cho tôi biết thêm thời gian xem xét giải quyết ở ấp, xã là bao nhiêu ngày? (Nam Trung - Hà Giang)
“Mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền để lại tài sản của mình cho người khác và quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật".
Như vậy thì ngoại bạn hoàn toàn có quyền chia tài sản đất đai theo ý muốn của mình.
Việc di sản để lại cho ai sẽ căn cứ theo di chúc của người để lại, nếu di chúc của ngoại bạn để lại toàn bộ cho dì dượng út bạn thì dì dượng út bạn có quyền đòi dành hết. Tuy nhiên, trong trường hợp ngoại bạn để lại di sản thừa kế cho cả những người con khác thì phải căn cứ theo di chúc để chia thừa kế. Nếu ngoại bạn không để lại di chúc thì sẽ chia thừa kế theo quy định của pháp luật.
Đối với câu hỏi thứ hai của bạn thì chúng tôi tư vấn như sau: Căn cứ vào khoản 5 Điều 25 Bộ luật Tố tụng dân sự sửa đổi năm 2011 và Điều 33 Bộ luật Tố tụng dân sự 2011 thì đây tranh chấp về chia tài sản thừa kế thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Do vậy, thời gian giải quyết phụ thuộc vào quy định của pháp luật tố tụng dân sự và thời điểm bạn nộp đơn khởi kiện và các tài liệu, chứng cứ kèm theo tại Tòa.
- Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
- Nội dung tư vấn pháp luật thừa kế mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận