Ngày 17/07/2015 em chạy xe mô tô quá tốc độ 66/40 km/h em bị lập biên bản và giữ giấy phép lái xe.
Hỏi: Ngày 17/07/2015 em chạy xe mô tô quá tốc độ 66/40 km/h em bị lập biên bản và giữ giấy phép lái xe. Trong biên bản hẹn em đúng 8h30 có mặt tại trụ sở để làm việc nhưng khi em đến thì chú csgt nói lỗi của em là bị giữ bằng lái 30 ngày. Luật sư vui lòng cho em hỏi như vậy có đúng không? Và tại sao giữ bằng lái 30 ngày không được ghi vào biên bản mà lại có giấy thu giữ bằng lái từ ngày 17/07 đến 24/07? (Vỹ Bá - Thanh Hóa)
Luật gia Bùi Thị Phượng - Tổ tư vấn pháp luật giao thông Công ty Luật TNHH Everest trả lời:
Bạn điều khiển xe mô tô vượt quá tốc độ tối đa cho phép 26 km/h, do vậy, bạn bị xử phạt vi phạm hành chính theo điểm đ Khoản 6 Điều Nghị định 171/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt. Theo đó, mức phạt đối với bạn là từ 2 triệu đồng đến 3 triệu đồng. Bên cạnh đó, bạn còn bị áp dụng hình phạt bổ sung là tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 01 tháng theo điểm b khoản 10 Nghị định 171/2013/NĐ-CP.
Quy trình xử phạt vi phạm hành chính cơ bảnđối với hành vi vi phạm luật giao thông đường bộnhư sau:
- Dừng xe, báo lỗi;
- Quyết định xử phạt tại chỗ (nếu mức phạt từ 250.000 đồngtrở xuống) hoặc lập biên bản (nếu mức phạt trên 250.000 đồng) và hẹn ngày nhận quyết định xử phạt.
Theo đó, khi bạn bị lập biên bản và tạm giữ giấy phép lái xe thì bạn chưa bị tước giấy phép lái xe, và biên bản có tác dụng thay thế giấy phép lái xe đã bị tạm giữ trong thời hạn hẹn đến xử lý ghi trong biên bản. Quy trình xử phạt của cảnh sát giao thông đối với trường hợp của bạn là đúng quy định pháp luật.
Về vấn đề bạn hỏi, Luật xử phạt vi phạm hành chính năm 2012 có quy định tại Điều 125 như sau:
“7. Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thì có thể bị tạm giữ giấy phép, chứng chỉ hành nghề để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt. Việc tạm giữ giấy phép, chứng chỉ hành nghề trong thời gian chờ ra quyết định không làm ảnh hưởng quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề của cá nhân, tổ chức đó.
8. Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề là 07 ngày, kể từ ngày tạm giữ. Thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài đối với những vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh nhưng tối đa không quá 30 ngày, kể từ ngày tạm giữ tang vật, giấy phép, chứng chỉ hành nghề.
9. Mọi trường hợp tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề phải được lập thành biên bản".
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật giao thông mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận