Luật sư tư vấn tham gia giao thông...
Hỏi: Ngày 2/5/2016, Ba của em (gần 60 tuổi) đi đám giỗ về có uống bia. Khi dừng đèn đỏ tại ngã 4 vô tình ngay tại chốt giao thông đang nhiệm vụ (Ba em chay xe rất chậm và chấp hành tín hiệu đèn).Ba em bị mời vào lề đường làm việc có xuất trình bằng lái xe, giấy phép lái xe và cmnd, sau đó bị yêu cầu thổi kiểm tra nồng độ cồn nhưng thực tế tình thần là không có ngập vào miệng trực tiếp và chỉ là bắn hơi thở (không đưa trực tiếp vào miệng). Lúc đó có đôi co qua lại với anh xử lývà ba em chịu ký vào biên bản. Lúc đó, bị tạm giữ xe - cà vẹt - bằng lái(không giữ cmnd). Sau khi về đội giao thông thì yêu cầu ngày 4/5/2016 lên ký biên bản vi phạm. Đúng ngày đó em và ba em lên đội GTđể xem và ký tên. Nhưng khi nhìn thấy hồ sơ vi phạm thì đã ban hành các quyết định xử phạt với số tiền phạt là 2.500.000đ ( nồng độ cồn) + 150.000đ ( em thắc mắc hỏi là vì không cung cấp cmnd nên phạt ). Em yêu cầu được xem lại các quyết định và nội dung phạt thì cán bộ phụ trách không cho, nói lộn xộn quá , kêu về địa phương làm giải trình sau đó lên mới cho ký tên. Ngày 5/5/2016 em và ba em lên lần nữa để ký tên và đi vềnhưng chưa nhận đượcbất kỳ giấy tờ nào liên quan. Hiện tại chưa nhận được bất kì thông tin nào khác. Em muốn hỏi: Theo Luật định thời điểm tạm giam phương tiện 07 ngày đối vớinồng độ cồn, được bắt đầu tính từ thời điểm nào? Việc mức phạt 2.500.000đ do nồng độ cồn có đúng và thỏa đáng không? Bởi vì thực tế ba em chưa ngậm đầu thổi, dụng cụ thổi chỉ tiếp xúc phía ngoài cho nên khả năng chính xác mức độ đo nồng độ hoàn toàn không có cơ sở chính xác. Em có thể yêu cầu bên giao thông cung cấp vật chứng gì để xác định chính xác hay không? Mức phạt 150.000đ về cmnd như vậy có thỏa đáng không? (Vĩ Kỳ - Phú Thọ)
Luật gia Bùi Thị Phượng - Tổ tư vấn pháp luật giao thông Công ty Luật TNHH Everest trả lời:
- Điểm b khoản 5 điều 6 Nghị định 171/2013/NĐ-CP quy định: "Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở; Ngoài việc phạt tiền người vi phạm còn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 01 tháng".
- Điểm e khoản 6 điều 6 Nghị định 171/2013/NĐ-CP quy định: "Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở; Ngoài việc phạt tiền người bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 02 tháng".
Căn cứ vào quy định trên, việc có nồng độ cồn trong phạm vi quy định, người tham gia giao thông sẽ bị phạt tiền và tước quyền sử dụng giấy phép lái xe, chứ không bị tịch thu phương tiên. Tuy nhiên, cơ quan có thẩm quyền có quyền tạm giữ phương tiện giao thông theo quy định tại Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012:
"Điều125. Tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính
1. Việc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính chỉ được áp dụng trong trường hợp thật cần thiết sau đây: a) Để xác minh tình tiết mà nếu không tạm giữ thì không có căn cứ ra quyết định xử phạt. Trường hợp tạm giữ để định giá tang vật vi phạm hành chính làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt thì áp dụng quy định của khoản 3 Điều 60 của Luật này; b) Để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hành chính mà nếu không tạm giữ thì sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội; c) Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 6 Điều này.
2. Việc tạm giữ tang vật, phương tiện quy định tại khoản 1 Điều này phải được chấm dứt ngay sau khi xác minh được tình tiết làm căn cứ quyết định xử phạt, hành vi vi phạm không còn gây nguy hiểm cho xã hội hoặc quyết định xử phạt được thi hành".
Trường hợp được nộp tiền phạt nhiều lần theo quy định tại Điều 79 của Luật này, sau khi nộp tiền phạt lần đầu thì người vi phạm được nhận lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ.
Về vấn đề CMND, do trong Nghị định 171/2013/NĐ-CP không quy định về xử phạt người tham gia giao thông khi không mang CMND, do đó, việc việc xử phạt 150.000 đồng là không có căn cứ pháp lý. Trong trường hợp này, bố bạn có thể khiếu nại lên cơ quan ra quyết định xử phạt để bảo đảm quyền lợi của mình.
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật giao thông mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận