Luật sư tư vấn về tổ chức tổ dân phố, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của tổ trưởng tổ dân phố, quy trình bầu cử tổ trưởng tổ dân phố.
Về nội dung hoạt động của thôn, tổ dân phố:
Theo hướng dẫn tại Thông tư số 04/2012/TT-BNV của Bộ Nội vụ ngày 31/08/2012 hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố, thì:
2- Thực hiện dân chủ ở cơ sở; xây dựng và thực hiện quy chế, hương ước, quy ước của tổ dân phố; tích cực tham gia cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” và các phong trào, các cuộc vận động do các tổ chức chính trị - xã hội phát động.
3- Thực hiện sự lãnh đạo của chi bộ tổ dân phố hoặc Đảng ủy cấp phường hay chi bộ sinh hoạt ghép (nơi chưa có chi bộ chi bộ tổ dân phố), củng cố và duy trì hoạt động có hiệu quả của các tổ chức tự quản khác của thôn, tổ dân phố theo quy định của pháp luật.
4- Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Tổ trưởng tổ dân phố và Tổ phó tổ dân phố. Bầu, bãi nhiệm thành viên Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng theo quy định của pháp luật về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn.
5- Các nội dung hoạt động của tổ dân phố theo quy định tại Điều này được thực hiện thông qua hội nghị của thôn, tổ dân phố (Điều 5).
Quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của tổ trưởng tổ dân phố:
- Nhiệm vụ: Bảo đảm các hoạt động của thôn, tổ dân phố theo quy định tại Điều 5 và Điều 6 của Thông tư số 04/2012/TT-BNV; Triệu tập và chủ trì hội nghị tổ dân phố; Triển khai thực hiện những nội dung do cộng đồng dân cư của tổ dân phố bàn và quyết định trực tiếp; tổ chức nhân dân trong tổ dân phố thực hiện đúng các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và những nhiệm vụ do cấp trên giao; Vận động và tổ chức nhân dân thực hiện tốt dân chủ ở cơ sở; tổ chức xây dựng và thực hiện quy chế, quy ước, hương ước của tổ dân phố không trái với quy định của pháp luật; Phối hợp với Ban công tác Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội của tổ dân phố, tổ chức nhân dân tham gia thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”, phong trào “Dân vận khéo” và các phong trào, các cuộc vận động do Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội phát động; Tổ chức vận động nhân dân giữ gìn an ninh, trật tự và an toàn xã hội; phòng, chống tội phạm và các tệ nạn xã hội trong tổ dân phố, không để xảy ra mâu thuẫn, tranh chấp phức tạp trong nội bộ nhân dân; báo cáo kịp thời với Ủy ban nhân dân cấp phường những hành vi vi phạm pháp luật trong tổ dân phố; Tập hợp, phản ánh, đề nghị chính quyền cấp phường giải quyết những kiến nghị, nguyện vọng chính đáng của nhân dân trong tổ dân phố; lập biên bản về những vấn đề đã được nhân dân của tổ dân phố bàn và quyết định trực tiếp, bàn và biểu quyết để cấp có thẩm quyền quyết định; báo cáo kết quả cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp phường; Phối hợp với Trưởng ban công tác Mặt trận và trưởng các tổ chức chính trị - xã hội của tổ dân phố trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ chính trị - xã hội trong cộng đồng dân cư; đẩy mạnh hoạt động của các tổ chức tự quản (nếu có) của tổ dân phố như: Tổ dân vận, Tổ hòa giải, Tổ quần chúng bảo vệ an ninh và trật tự, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng, Tổ bảo vệ sản xuất và các tổ chức tự quản khác theo quy định của pháp luật; Hằng tháng báo cáo kết quả công tác với Ủy ban nhân dân cấp phường; 06 tháng đầu năm và cuối năm phải báo cáo công tác trước hội nghị tổ dân phố (khoản 1 Điều 10).
Quy định về tiêu chuẩn tổ trưởng tổ dân phố và tổ phó tổ dân phố:
Quy định về quy trình bầu cử tổ trưởng tổ dân phố:
1- Chậm nhất 20 ngày trước ngày bầu cử, Ủy ban nhân dân phường ra quyết định công bố ngày bầu cử Tổ trưởng tổ dân phố; chủ trì, phối hợp với Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp xây dựng kế hoạch, hướng dẫn nghiệp vụ và tổ chức triển khai kế hoạch bầu cử.
2- Chậm nhất 15 ngày trước ngày bầu cử, Trưởng ban công tác Mặt trận thôn, tổ dân phố tổ chức hội nghị Ban công tác dự kiến danh sách người ứng cử Tổ trưởng tổ dân phố; báo cáo với Chi ủy Chi bộ tổ dân phố để thống nhất danh sách người ra ứng cử (từ 01 - 02 người).
3- Chậm nhất 10 ngày trước ngày bầu cử, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ra quyết định thành lập Tổ bầu cử (gồm Tổ trưởng là Trưởng ban công tác Mặt trận tổ dân phố; thư ký và các thành viên khác là đại diện một số tổ chức đoàn thể, chính trị - xã hội và đại diện cử tri tổ dân phố); quyết định về nhiệm vụ, quyền hạn của Tổ bầu cử, quyết định thành phần cử tri (là toàn thể cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình) tham gia bầu cử Tổ trưởng tổ dân phố. Các quyết định này phải được thông báo đến nhân dân ở tổ dân phố chậm nhất 07 ngày trước ngày bầu cử (Điều 6).
1- Tổ trưởng tổ bầu cử chủ trì hội nghị bầu cử Tổ trưởng tổ dân phố. Hội nghị bầu Tổ trưởng tổ dân phố được tiến hành khi có trên 50% số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong tổ dân phố tham dự.
2- Việc bầu cử Tổ trưởng tổ dân phố thực hiện theo trình tự sau đây: (a) Tổ trưởng tổ bầu cử đọc quyết định công bố ngày tổ chức bầu cử; quyết định thành lập Tổ bầu cử, nhiệm vụ, quyền hạn của Tổ bầu cử; quyết định thành phần cử tri tham gia bầu cử; (b) Tổ trưởng tổ bầu cử quyết định việc để Tổ trưởng tổ dân phố đương nhiệm báo cáo kết quả công tác nhiệm kỳ vừa qua trước hội nghị cử tri; hội nghị cử tri thảo luận về công tác nhiệm kỳ vừa qua của Tổ trưởng tổ dân phố; (c) Tổ trưởng tổ bầu cử nêu tiêu chuẩn của Tổ trưởng tổ dân phố; (d) Đại diện Ban công tác Mặt trận tổ dân phố giới thiệu danh sách những người ra ứng cử Tổ trưởng tổ dân phố do Ban công tác Mặt trận tổ dân phố đề cử và Chi ủy Chi bộ tổ dân phố thống nhất theo quy trình quy định. Tại hội nghị này, cử tri có thể tự ứng cử hoặc giới thiệu người ứng cử; (đ) Hội nghị thảo luận, cho ý kiến về những người ứng cử. Trên cơ sở các ý kiến của cử tri, Tổ bầu cử ấn định danh sách những người ứng cử để hội nghị biểu quyết. Việc biểu quyết số lượng và danh sách những người ứng cử được thực hiện bằng hình thức giơ tay và có giá trị khi có trên 50% số cử tri tham dự hội nghị tán thành; (e) Tiến hành bầu Tổ trưởng tổ dân phố: (i) Việc bầu cử có thể bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín do hội nghị quyết định; (ii) Nếu bầu bằng hình thức giơ tay, Tổ bầu cử trực tiếp đếm số biểu quyết. Nếu bầu bằng hình thức bỏ phiếu kín, Tổ bầu cử làm nhiệm vụ kiểm phiếu; (iii) Tổ bầu cử tiến hành kiểm phiếu tại nơi bỏ phiếu ngay sau khi kết thúc cuộc bỏ phiếu; mời đại diện cử tri không phải là người ứng cử có mặt tại đó chứng kiến việc kiểm phiếu. Kiểm phiếu xong, Tổ bầu cử lập biên bản kiểm phiếu. Người ứng cử ổ trưởng tổ dân phố là người đạt trên 50% số phiếu bầu hợp lệ so với tổng số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong toàn tổ dân phố. Biên bản kiểm phiếu lập thành 03 bản, có chữ ký của các thành viên Tổ bầu cử. (g) Tổ trưởng tổ bầu cử lập báo cáo kết quả bầu Tổ trưởng tổ dân phố, kèm theo Biên bản kiểm phiếu gửi ngay đến Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp phường.
- Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
- Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị đây chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi đây có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
- Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: [email protected].
Bình luận